| Hotline: 0983.970.780

Giải mã chữ viết trên bia đá Chăm Pa tồn tại gần 6 thế kỷ

Thứ Sáu 04/10/2019 , 20:28 (GMT+7)

Ngày 4/10, bia đá cổ Chăm Pa ở huyện Đăk Pơ, Gia Lai đã được các chuyên gia trong và ngoài nước công bố giải mã chữ viết tồn tại gần 6 thế kỷ.

Các chuyên gia chiêm ngưỡng bia đá cổ Chăm Pa.

Buổi công bố bản dịch có Giáo sư, tiến sỹ, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Quang Ngọc – Phó chủ tịch Hội khảo cổ học Việt Nam; Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Vân - Nguyên GĐ bảo tàng tỉnh Gia Lai; Giáo Sư Andrew Hardy – Trưởng Văn phòng đại diện Trường Viễn Đông Bác cổ.

Tại buổi họp báo, UBND huyện Đăk Pơ cho biết, địa điểm được phát hiện bãi đá Chăm Pa cổ là thôn Tư Lương xã Tân An. Nội dung bia đá Chăm Pa thể hiện sự ngợi ca: “Đã từng có một chúa tể tối cao của các vị vua, con trai hoàng thượng Jayasinhavarma thuộc dòng dõi Vrsu, quý tộc của thành phố hoàng gia Nauk Glaun Vijaya.….”. Đây là một phát hiện thú vị về văn hoá Chăm Pa cổ trên vùng đất Tây Nguyên nói riêng và dải đất miền Trung nói chung.

Nội dung dòng chữ trên bia đá phải mất 9 năm mới được Giáo sư Arlo Griffiths (Pháp) và cô Khom – Sreymom (Campuchia) qua nhiều công đoạn dập, đọc mới dịch ra. Qua gần 600 năm tồn tại, có ký tự bị phai mờ, nên bản dịch không toàn vẹn, khoảng 80% nội dung của ký tự được dịch ra.

Trước đó, năm 1962, ông Nguyễn Xuân Thành (nay khoảng 80 tuổi, trú tại thôn Tư Lương, xã Tân An-Đăk Pơ) phát hiện tảng đá có khắc những dòng chữ lạ. Nghi đây là nơi có báu vật, nên ông đã không khai báo với lực lượng chức năng. Sau một thời gian dài tìm kiếm, không phát hiện được gì nên đã thông tin lực lượng chức năng.

Theo đánh giá của Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc, dấu tích bia đá cổ Chăm Pa được phát hiện tại thôn Tư Lương cho thấy có dấu tích của người Chăm Pa thượng ở Tây Nguyên là chính xác. Nó có từ trước khi vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc chiến giữa Đại Việt và Chiêm Thành năm 1471.

Theo các chuyên gia, văn hoá Chăm Pa cổ cần được khảo sát kỹ, tránh để mất và thất lạc di tích lịch sử văn hoá cổ.

Sau buổi công bố, đoàn chuyên gia cùng chính quyền địa phương và các phóng viên đã đi khảo sát thực tế tại điểm phát hiện ra hòn đá có khắc chữ Chăm Pa cổ.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm