| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp cải thiện nguồn cung lương thực và nâng cao chất lượng sống

Thứ Năm 23/05/2013 , 15:47 (GMT+7)

Ngày 23/5, tại Singapore, ngành Bảo vệ thực vật của tập đoàn hóa chất hàng đầu thế giới BASF đã tổ chức Chương trình họp báo về chủ đề nông nghiệp. Trong chương trình, BASF giới thiệu các giải pháp nhằm giúp cải thiện nguồn cung lương thực và nâng cao chất lượng sống tại châu Á - Thái Bình Dương trong tương lai.

Theo tính toán, đến năm 2050 hơn một nửa dân số thế giới sẽ tập trung tại châu Á - Thái Bình Dương, điều đó sẽ đặt ra thách thức về an ninh lương thực khu vực. BASF mong muốn giải quyết những thách thức này bằng việc giới thiệu các công nghệ mới, mở rộng các sáng kiến về đào tạo và hợp tác với nông dân, tăng cường đầu tư vào năng lực sản xuất, nghiên cứu và phát triển cũng như phối hợp với các đối tác trong chuỗi giá trị của ngành lương thực thực phẩm.

Từ năm 2008 đến 2012, chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển ngành bảo vệ thực vật của tập đoàn BASF đã tăng trung bình 7% mỗi năm, từ 325 triệu euro lên 430 triệu euro. Trong những năm tới, BASF lên kế hoạch chi trung bình mỗi năm 300 triệu euro cho việc phát triển thêm năng lực sản xuất trên toàn cầu nhằm mở rộng danh mục sản phẩm dành cho ngành nông nghiệp.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm