| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp cho ngành thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Thứ Năm 18/11/2021 , 18:07 (GMT+7)

Các giải pháp để ngành thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu được đưa ra trong tọa đàm giữa các chuyên gia về khí hậu, thủy sản Việt Nam và Mỹ sáng 18/11.

Nhiều giải pháp giúp ngành thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu được đưa ra trong tọa đàm sáng 18/11. Ảnh: ĐSQ Mỹ.

Nhiều giải pháp giúp ngành thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu được đưa ra trong tọa đàm sáng 18/11. Ảnh: ĐSQ Mỹ.

Tham gia tọa đàm trực tuyến từ Mỹ là bà Kendra Karr, nhà khoa học cao cấp của Quỹ Bảo vệ Môi trường (EDF). Bà Kendra có phần trình bày tập trung vào giải pháp đảm bảo khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho ngành thủy sản.

Theo đại diện của EDF, thủy hải sản đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với dinh dưỡng, an ninh lương thực và sinh kế của hàng trăm triệu người trên toàn thế giới, tuy nhiên biến đổi khí hậu hiện đang đe dọa sự an toàn của các hệ sinh thái biển và ven biển cũng như ngư nghiệp.

“Hành động quan trọng nhất mà chúng ta có thể thực hiện để giúp các đại dương ứng phó với biến đổi khí hậu là làm cho ngành thủy sản phát triển mạnh và bền vững”, bà Kendra nhận định và cho rằng tính bền vững luôn song hành và liên quan tới khả năng chống chịu.

Nhà khoa học người Mỹ đã nêu ra 5 nguyên tắc mà theo bà sẽ giúp cho ngành thủy sản thích ứng được với biến đổi khí hậu. Nguyên tắc đầu tiên là quản lý và quản trị thủy sản hiệu quả, sau đó là nguyên tắc lên kế hoạch cho tương lai.

Đứng thứ 3 trong số các danh sách là tăng cường hợp tác xuyên biên giới và nguyên tắc tiếp theo là cải thiện sức khỏe của hệ sinh thái. Nguyên tắc cuối cùng mà bà Kendra Karr đưa ra là đề cao vấn đề công bằng và bình đẳng.

Trong đó, để quản lý và quản trị thủy sản hiệu quả, chuyên gia của EDF cho rằng cần dựa trên cơ sở khoa học để cải thiện hiệu suất ngành thủy sản.

“Nhờ khoa học có thể thấy được sự thay đổi và tạo điều kiện để thích ứng với những sự thay đổi đó”, bà Kendra Karr nói và cho biết EDF đang triển khai vấn đề này tại các quốc gia Đông Nam Á, ví dụ như Indonesia.

Cũng từ cơ sở khoa học, các quốc gia có thể lên kế hoạch cho ngành thủy sản của mình. Nhà khoa học này lấy ví dụ, từ số liệu chúng ta có thể dự đoán phân bổ, mật độ của nguồn cá, sau đó lập kế hoạch thích ứng với các thay đổi này.

Ngoài ra, nhà khoa học Mỹ cũng nhấn mạnh vai trò hợp tác xuyên biên giới vì theo bà từ đó có thể xác định được đặc điểm trong sự thay đổi của các loài giữa các nước. “Chúng ta hợp tác để dự đoán và giảm thiểu rủi ro đánh bắt quá mức và các kết quả không công bằng”, bà Kendra nói.

Về cải thiện sức khỏe hệ sinh thái, chuyên gia này nhắc đến giải pháp mở rộng các khu bảo tồn, bên cạnh đó là quản lý theo khu vực và đánh giá, giám sát tất cả các loài được thu hoạch.

“Sự bất công thường dẫn đến xung đột và thiếu tuân thủ, điều này sẽ khiến cạn kiệt tài nguyên và mất khả năng thích ứng của ngành thủy sản”, bà Kendra nêu vấn đề và cho rằng để giải quyết cần có sự vào cuộc của nhiều bên để đem lại kết quả công bằng, bình đẳng nhằm giảm tình trạng xung đột và thiếu tuân thủ trong lĩnh vực này.

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất