| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp cho những nông dân U50 - U80: Gặp lại 'lão tướng' của HTX Vĩnh Ninh

Thứ Tư 12/07/2017 , 08:47 (GMT+7)

Thanh niên nông thôn ra thành phố làm việc để lại nơi làng quê ngoại thành những ông bà già tóc bạc, mắt mờ, tai nặng, phổ biến ở độ tuổi U50, U60 thậm chí U70, U80 vẫn còn sản xuất nông nghiệp.

Cấy lúa vốn nặng nhọc lại lời lãi chẳng bao nhiêu nên hầu hết họ không còn thiết tha với đồng ruộng. Một giải pháp mới ra đời với hi vọng sẽ làm cho nông dân yêu đất trở lại…

12-12-53_dsc_8908
Máy cấy trên đồng đất Vĩnh Ninh

Chiếc máy cấy Kubota SPV-6CMD của Cty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội chạy rù rì trên cánh đồng của HTX Nông nghiệp Vĩnh Ninh (xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội). 6 “cánh tay” robot của nó nhịp nhàng rút những cây mạ trên khay, cắm phùm phụp xuống mặt ruộng, thẳng tắp và khéo còn hơn cả tay người khiến cho những lão nông tri điền về dự hội thảo đầu bờ cũng phải nắc nỏm khen ngợi: “Bài Hát về cây lúa hôm nay của nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác năm 1978 “…Những chàng trai đang lái máy cày và bao cô gái sẽ ngồi máy cấy” nay đã thành sự thật rồi các ông các bà ạ”.

Những lời đó làm cho “lão tướng” Nguyễn Phạm Loạn, Giám đốc HTX Nông nghiệp Vĩnh Ninh, năm nay đã trên 70 tuổi hởi lòng, hởi dạ. Ông nhớ lại cũng trên cánh đồng 130ha đất lúa này, mấy năm trước mức độ cơ giới hóa vẫn còn rất khiêm tốn, ngay cả ở khâu đơn giản như làm đất vẫn phải thuê máy bên ngoài. Thời vụ phụ thuộc, giá cả đắt đỏ, nơi nào dễ thì máy vào, nơi nào khó lầy thụt sâu thì máy bỏ.

Bởi thế, số diện tích đất bỏ hoang ở của Vĩnh Ninh có thời điểm vào khoảng 10 - 20% tùy từng vụ, nhất là ở vụ mùa vì cấy vụ xuân đã đủ thóc ăn cả năm rồi, vụ mùa nhiều thiên tai, dịch bệnh bấp bênh hơn nhiều.

Không cam lòng để đất hoang hóa, từ năm 2012 sau khi đi tham quan một số nơi đã áp dụng máy cày, máy gặt, máy cấy vào SX, làm ăn có hiệu quả, ông Loạn đã tổ chức họp xã viên được ví như một cuộc “đại hội Diên Hồng” vì nó liên quan đến vận mệnh của tất cả mọi người. Toàn bộ bà con biểu quyết, nhất trí 100% đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, đầu tư mua hai máy cày Kubota.

Ngặt một nỗi khi đó Hà Nội chưa có chính sách hỗ trợ vốn để sắm máy phục vụ cho cơ giới hóa đồng bộ nên ông Giám đốc HTX phải về nịnh vợ để được đem "sổ đỏ" của gia đình mình mang đi vay vốn ngân hàng.

Thủ tục khá lằng nhằng, hết chứng minh thư lại sổ đỏ, sổ hộ khẩu ông đều phải trình ra nhưng đến lúc cán bộ ngân hàng hỏi đăng ký kết hôn thì ông Loạn đành chịu. Cưới vợ gần 50 năm trước ông nào còn giữ được giấy đăng ký kết hôn. Kế hoạch vay vốn ngân hàng thành ra bay biến.

Không chịu thua cuộc, ông Loạn chuyển sang huy động vốn từ các xã viên với cam kết ai cho HTX vay tiền thì chính người đó được quản lý, trông nom máy và ăn chia lãi theo tỷ lệ góp vốn. May mắn là sau khi mua máy làm đất, Vĩnh Ninh được chọn làm nơi dồn điển đổi thửa điểm của huyện Thanh Trì. Trước, mỗi hộ có 5 - 7 mảnh ruộng giờ chỉ còn 1 mảnh, rất tiện cho cơ giới hóa đồng bộ.

“Lão tướng” Nguyễn Phạm Loạn

Có máy làm đất, ông mới nghĩ đến chuyện mua máy cấy. Năm 2013 chiếc máy cấy 4 hàng giá 90 triệu được rước về. Nó ưu việt hơn hẳn với cấy thủ công. Cấy thủ công công 1 ngày 300.000 đồng/sào lại phải cơm nuôi nhưng cấy máy 1 ngày được 2 - 2,5 mẫu, gấp 20 - 25 lần, công 80.000 đồng/sào mà lại không tốn cơm nuôi (nếu cả dịch vụ làm mạ nữa là 250.000 đồng).

Tuy thế, vạn sự khởi đầu nan, lúc đầu nông dân thấy máy cấy hàng xông thưa quá, mạ non ngắn quá nên sợ ngập, chưa tin tưởng khiến cho HTX phải đứng ra bảo hành mất mùa đền 190 kg/sào mới lác đác có người đăng ký, tổng cộng được khoảng 10ha.

Đăng ký thì đăng ký vậy nhưng bụng dạ vẫn thấp thỏm, thấy thưa quá nên nông dân lén ra dặm thêm 1 hàng vào. 1 tháng sau, lúa tốt bời bời, đâm ra 1 hàng dặm thêm ấy lại phải nhổ bỏ. Vì cấy thưa, lại mạ non nên phát triển rất đều, ruộng đồng thông thoáng ít dịch bệnh, năng suất cao hơn cấy tay đến 10 - 15%, ai cũng mê chỉ có mỗi người điều khiển máy là… than mệt.

Số là máy cấy 4 hàng vẫn chưa tiên tiến cho lắm nên người không được ngồi lên trên mà phải lẽo đẽo đi theo tựa như con trâu đi trước, cái cày theo sau vậy. Những chỗ lầy thụt, máy rất khó cấy, người điều khiển vất vả tướt tát cả mồ hôi.

Năm 2017 này, HTX Nông nghiệp Vĩnh Ninh quyết định rước máy cấy Kubota 6 hàng của Nhật về với giá trên 300 triệu. Nó là cả một cuộc cách mạng bởi có thể chở theo 2 - 3 người bên trên, người điều khiển, người tiếp mạ, rất nhẹ nhàng băng qua những khu đồng lầy, ruộng thụt, một ngày cấy được 5 - 7 mẫu, gấp 50 - 70 thợ thủ công.

Để tiếp sức cho công cuộc cơ giới hóa đồng bộ, huyện, xã đã hỗ trợ cho HTX 1 bộ dây chuyền sản xuất giá thể, 1 bộ dây chuyền sản xuất mạ khay. Nếu như trước kia HTX phải mua giá thể với giá 1.600 đồng/kg thì nay tự sản xuất giá chỉ 1.100 đồng/kg. Nếu như trước kia làm mạ thủ công để gieo được 1.000 khay cần 10 người để rải đất, tưới nước, rắc hạt, làm cật lực trong 1 ngày thì nay bớt đi được 2 người mà việc xong gọn gàng trong 2 tiếng nên giá cấy đồng bộ kể cả giống giảm xuống còn 240.000 đồng/sào.

Xã viên Vĩnh Ninh hồ hởi đăng ký cấy máy, không những thế các xã lân cận như Đại Áng, Tả Thanh Oai cũng xin HTX sang làm dịch vụ giúp, tổng diện tích lên đến 25ha.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm