| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp 'hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn' sâu keo mùa thu của Syngenta

Thứ Ba 14/05/2019 , 09:10 (GMT+7)

Ngày 17/4/2019 vừa qua, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) đã có văn bản báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xác nhận sâu keo mùa thu chính thức xâm nhập vào Việt Nam.

Hiện nay sâu keo mùa thu đã xuất hiện và gây hại cục bộ tại một số tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Loài sâu hại này nguy hiểm đến mức nào và đã có cách nào ngăn chặn sự tàn phá của chúng hay chưa là điều mà rất nhiều bà con nông dân quan tâm.
 

"Kẻ thù mới" của cây trồng

Trên thực tế, ngay từ giữa năm 2018, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) đã cảnh báo loài sâu keo mùa thu có nguồn gốc từ những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ (tên tiếng Anh là Fall Armyworm, viết tắt là FAW, tên khoa học là Spodoptera Frugiperda) đang lây lan nhanh, xâm nhập gây hại tại nhiều quốc gia trên thế giới.

15-17-46_photo_1_-su_keo_mu_thu_gy_hi_nghiem_trong_tren_thn_v_l_ngo
Sâu keo mùa thu gây hại nghiêm trọng trên thân và lá ngô.

Trước khi xâm nhập vào Việt Nam, sâu keo mùa thu đã xuất hiện tại một số quốc gia châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Sri Lanka, Myanmar và Bangladesh, Trung Quốc. FAO cảnh báo loài sâu hại mới này có thể ảnh hưởng tới an ninh lương thực và cuộc sống của hàng triệu nông hộ nhỏ ở châu Á.

Sâu non là giai đoạn gây hại của sâu keo mùa thu. Thời gian pha sâu non kéo dài từ 14 - 21 ngày. Nếu độ ẩm cao, nhiệt độ thấp thì thời gian pha sâu non kéo dài khoảng 30 ngày. nguy cơ phát tán và hình thành liên quan đến sự phán tán và di chuyển của ngài trưởng thành. Sâu bướm trưởng thành có thể bay tới 100 km mỗi đêm. Vì vậy, việc loài sâu hại này lan rộng một cách nhanh chóng là điều không quá khó hiểu.

Sâu keo mùa thu có thể gây hại trên 300 loài thực vật, bao gồm cả ngô, bông, đậu tương, lúa, mía, cây rau, cà… trong đó thức ăn ưa thích nhất của chúng là cây ngô, nhất là ngô ngọt, ngô nếp và ngô rau. Sâu gây hại mạnh trên ngọn, thân, lá và bắp ngô.

Sau khi xâm nhập vào Việt Nam, loài sâu này đã tàn phá, gây hại nghiêm trọng trên ngô tại nhiều địa phương như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An…

Trước tình trạng xâm nhập nguy hại của loài sâu keo mùa thu, Cục BVTV đã ban hành Quy trình kỹ thuật phòng, chống sâu keo mùa thu để các địa phương phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân áp dụng để phòng chống loài sâu này một cách hiệu quả và an toàn. Khuyến cáo bà con phòng chống sâu keo mùa thu bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, bao gồm biện pháp canh tác, biện pháp thủ công, biện pháp sinh học, biện pháp bẫy, bả và biện pháp hóa học.

Trong số các công cụ này, hiệu quả diệt trừ sâu keo mùa thu bằng biện pháp hóa học đã được chứng minh tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, vì là loài mới nên hiện nay, trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam chưa có thuốc được đăng ký để phòng trừ sâu keo mùa thu.

Để phòng trừ kịp thời và hiệu quả loài sâu hại này, Cục BVTV đã đề nghị Sở NN & PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sử dụng tạm thời một số thuốc BVTV có hiệu quả cao để phòng trừ sâu keo mùa thu trong thời gian từ nay đến 31/12/2019, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký thuốc để phòng trừ sâu keo mùa thu vào Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam.
 

"Vũ khí" của người nông dân

Match 050EC của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam chính là một trong số các sản phẩm chứa hoạt chất Lufenuron được Cục BVTV khuyến cáo phòng trừ sâu keo mùa thu, đây là sản phẩm có thể giúp bà con đối phó với kẻ thù mới này. Trong khi các giải pháp như sử dụng giống kháng sâu keo mùa thu chưa được chính thức khảo nghiệm và khuyến cáo sử dụng bởi các cơ quan chức năng, biện pháp canh tác như làm sạch cỏ dại để hạn chế nơi trú ẩn, làm đất, phơi đất diệt ấu trùng, nhộng trong đất... cũng chưa chứng minh được hiệu quả thì Match 050EC thực sự là thứ "vũ khí nóng” mà người nông dân có thể trông cậy để đối phó với đại dịch sâu keo mùa thu.

Match 050EC là thuốc trừ sâu thế hệ mới, có tác động vị độc, diệt sâu bằng cách ngăn chặn quá trình tổng hợp chất Kitin (lớp da của sâu non), khiến sâu không lột xác được mà chết.

Loại thuốc này từng tiêu diệt hiệu quả sâu cuốn lá, sâu tơ, sâu xanh trên các loại cây trồng như lúa, rau, đậu xanh... thì nay tiếp tục trở thành khắc tinh của sâu keo mùa thu.

Ruộng khảo nghiệm hiệu lực của thuốc trừ sâu Match 050EC.

Theo ông Phạm Duy Trọng, cán bộ thuộc Bộ môn Côn trùng (Viện BVTV), người trực tiếp tiến hành khảo nghiệm hiệu lực của sản phẩm Match 050EC trên sâu keo mùa thu tại xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội, kết quả khảo nghiệm hiệu lực trừ sâu keo mùa thu cho thấy 14 ngày sau xử lý thuốc, Match 050EC ở 800 ml/ha có hiệu quả trừ sâu lớn hơn 90%, 21 ngày sau phun, hiệu lực trừ sâu keo mùa thu của Match 050EC với nồng độ 800 ml/ha vẫn giữ được hiệu quả cao hơn 80%. Bên cạnh đó Syngenta vẫn đang tiếp tục phối hợp với Viện BVTV thử nghiệm và đánh giá thêm nhiều sản phẩm khác trên sâu keo mùa thu để giúp nông dân có thêm lựa chọn trong việc phòng trừ tổng hợp và quản lý tính kháng hiệu quả loài sâu này.

Cũng theo khuyến cáo của các chuyên gia thuộc Bộ môn Côn trùng (Viện BVTV), thì với vòng đời ngắn và gia tăng mật số nhanh nên sâu keo mùa thu thường xuất hiện gối lứa và tấn công cây ở giai đoạn nhỏ, vì vậy để kiểm soát tốt cần thiết phải phòng trừ sâu ngay từ giai đoạn sâu non. Khi cây ngô được 3-4 lá, tức là khoảng 20-25 ngày sau gieo, bà con cần kiểm tra đồng ruộng, nếu thấy sâu keo mùa thu xuất hiện hoặc vết hại bắt đầu xuất hiện trên những lá non, cần tiến hành xử lý thuốc ngay lập tức, sử dụng Match 050EC ở nồng độ 600 - 800 ml/ha với lượng nước 400 - 500 l/ha.

Ông Trần Văn Tương ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội, cho biết: "Lúc đầu mới nghe nói về sâu keo mùa thu, tôi thực sự rất hoang mang. Quanh năm khốn đốn vì sâu bệnh, nay lại thêm loài sâu mới gây hại, nông dân đúng là hết cái khổ này lại đến cái khổ khác. Trong lúc còn chưa biết xoay sở ra sao, thì ruộng nhà tôi may mắn được Viện BVTV lựa chọn làm địa điểm thực hiện khảo nghiệm về hiệu lực của thuốc trừ sâu keo mùa thu. Kết quả khảo nghiệm cho thấy thuốc có hiệu quả rõ rệt với sâu keo mùa thu. Vậy là đỡ lo rồi".

Chia sẻ nỗi niềm của nông dân, ông Berry Tarun, Quyền Tổng giám đốc Công ty TNHH Syngenta Việt Nam cho biết: "Chúng tôi chia sẻ với những nỗi nhọc nhằn của người nông dân, khi hết phải lo ứng phó với thời tiết, bà con lại phải đối mặt với sâu bệnh vì vậy Syngenta luôn luôn là người tiên phong đưa ra những giải pháp kịp thời giúp nông dân ứng phó với diễn biến của các loại sâu hại và dịch bệnh mới. Chúng tôi khuyến cáo bà con nông dân sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý, đúng cách để phòng trừ sâu bệnh một cách hiệu quả. Các chuyên gia của Syngenta luôn chung tay cùng bà con "hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn" những loài sâu bệnh phá hoại mùa màng nhằm đảm bảo an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững".

Lưu ý: Nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát sâu, nên phun trực tiếp thuốc lên ngọn và đỉnh sinh trưởng của cây ngô.

Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng là rất quan trọng (đặc biệt là giai đoạn V3 – V6) vì giai đoạn này thời tiết nóng ấm thúc đẩy vòng đời của sâu keo mùa thu ngắn lại khoảng 3 tuần. Điều này giúp sâu keo mùa thu phát triển và lây lan gây hại nhanh chóng.

Vì sâu keo mùa thu còn gây hại mạnh giai đoạn trước và sau trổ cờ phun râu (cắn cờ, đục bắp) nên cần kiểm tra ruộng thường xuyên, nếu thấy sự gây hại của sâu keo mùa thu có thể sử dụng luân phiên Virtako 40WG ở 150 g/ha nhằm kết hợp phòng trừ sâu đục thân ngô.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất