| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 13/08/2020 , 05:35 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 05:35 - 13/08/2020

Giải pháp mới cho tâm dịch Covid-19

Theo ông Nguyễn Thiện Nhân thì phải ưu tiên dập dịch tại Quảng Nam - Đà Nẵng, cách ly Quảng Nam - Đà Nẵng với các địa phương khác trong 2 - 3 tuần tới.

Vừa kết thúc đợt giãn cách xã hội 15 ngày, Đà Nẵng tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội từ 0h ngày 12/8. Đà Nẵng chính thức thực hiện phương án phân chia tần suất đi chợ của người dân.

Mỗi hộ gia đình cứ 3 ngày được cử người đi chợ một lần. Mỗi hộ sẽ được phát 5 thẻ vào chợ, tương ứng 15 ngày, bao gồm ngày chẵn và ngày lẻ. Mỗi thẻ vào chợ có giá trị sử dụng một lần tại bất kỳ chợ nào.

Người đi chợ và người bán hàng phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m, đeo khẩu trang suốt thời gian họp chợ. Đây là một biện pháp mạnh mẽ và hợp lý.

Trong cuộc họp trực tuyến của Chính phủ vào đầu tháng 8/2020, Bí thư Thành ủy TP.HCM - Nguyễn Thiện Nhân đã đề nghị phong tỏa Đà Nẵng như Vũ Hán - Trung Quốc, khiến dư luận xôn xao. Khi Đà Nẵng tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội, ông Nguyễn Thiện Nhân bằng tinh thần khoa học của một giáo sư - tiến sĩ, đã có những phân tích rõ ràng hơn.

Đưa ra các số liệu thống kê, ông Nguyễn Thiện Nhân đánh giá khi làn sóng thứ nhất đạt đỉnh chỉ có 178 người được điều trị, tỉ lệ là 1,8 người/1 triệu dân. Còn lần này tại Đà Nẵng, tỉ lệ người điều trị là 150 người/1 triệu dân, gấp 15 lần ngưỡng an toàn dịch là 10 người điều trị/ 1 triệu dân.

Tuy nhiên, xét về tổng thể quốc gia và so sánh với trạng thái dịch ở các châu lục hiện nay, Việt Nam là nước có mức độ lây nhiễm rất thấp.

Dành sự quan tâm đặc biệt cho cuộc tái chiến Covid-19 tại Đà Nẵng và Quảng Nam, ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh số người đang được điều trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng chiếm 75% số người của cả nước, số người chết chiếm 100%. Trong khi Việt Nam chưa có dịch Covid-19 thì Quảng Nam - Đà Nẵng đã là vùng dịch có mức độ phát triển tương đối cao.

Đây là tình huống không xảy ra tại làn sóng nhiễm Covid-19 lần thứ nhất tại Việt Nam. Để dập dịch tại Quảng Nam - Đà Nẵng và tiếp tục giữ cho Việt Nam là nước không có dịch, thái độ và phương pháp phòng chống dịch với Quảng Nam - Đà Nẵng và các địa phương khác phải được bổ sung so với giai đoạn làn sóng lây nhiễm lần thứ nhất.

Vậy thì cách nào hữu hiệu nhất cho Đà Nẵng và an toàn nhất cho Việt Nam? Theo ông Nguyễn Thiện Nhân thì phải ưu tiên dập dịch tại Quảng Nam - Đà Nẵng, cách ly Quảng Nam - Đà Nẵng với các địa phương khác trong 2 - 3 tuần tới.

Đồng thời kiểm soát gắt gao nhất biên giới đường bộ của Việt Nam, cương quyết không cho xảy ra nhập cảnh trái phép trong 6 tháng tới. Và khi đã chấp nhận giải pháp “phong tỏa” thì nguyên tắc “5 tại chỗ” được áp dụng, gồm nhiệm vụ tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, lực lượng con người tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ.

Ý kiến của giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân đáng trân trọng và đáng ủng hộ. Bởi lẽ, thà khoanh vùng cách ly để dập dịch, còn hơn thực hiện giãn cách xã hội trên cả nước, sẽ làm trì trệ và lụi bại nền kinh tế quốc gia.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm