| Hotline: 0983.970.780

Giải quyết vấn đề gì để giáo dục hết lộn xộn?

Thứ Bảy 14/04/2018 , 08:01 (GMT+7)

Vì sao cô giáo bắt học sinh quỳ trên ghế, vì sao cô giáo "câm nín" suốt ba tháng trời và vì sao cô giáo lại có thể bắt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng? TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội, đã lý giải phần nào về vấn đề này.

09-14-38_nguyen_tung_lm
TS Nguyễn Tùng Lâm


Giáo dục quyền uy hết thời

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc xảy ra trong trường học khiến dư luận bức xúc, theo thầy nguyên nhân của vụ việc có phải do áp lực của ngành giáo dục quá lớn?

Nguyên nhân đầu tiên của hiện tượng này là trong nhà trường mất dân chủ và thực hiện cách giáo dục quyền uy. Thầy luôn luôn đúng, luôn luôn áp đặt học trò, không tôn trọng học trò. Ngày nay phương pháp giáo dục quyền uy nó không còn thích hợp nữa. Áp lực về kiến thức của giáo dục là không nhiều bởi hiện nay học sinh có nhiều nguồn thông tin để tìm kiếm thông qua Internet.

Tôi phải nhấn mạnh đến yếu tố mất dân chủ trong nhà trường - không khơi dây trong nhà trường sự tôn trọng trong xã hội cũng như lẫn nhau, không tạo ra sự công bằng giữa các học sinh với nhau, thiếu quan tâm tới lợi ích của nhau.

Có một nguyên nhân khác, văn hóa học đường trống vắng, ứng xử trong nhà trường cần có văn hóa, thầy ra thầy, trò ra trò, phụ huynh ra phụ huynh… thì chúng ta không có tiêu chí ứng xử về vấn đề này. Thầy cô đến trường là phải mang ý tưởng luôn luôn tìm cho ra những cái mới, những cái sáng tạo để làm cho trò hạnh phúc hơn, sung sướng hơn… Chứ không phải nay chúng ta đe nẹt nhau chỉ đề nhồi nhét tri thức mà không phải tạo điều kiện tốt nhất để mỗi học sinh phát triển tốt nhân cách, cá tính của nó.

Hơn nữa, chúng ta đang lạc hậu khi không chú trọng tới cá tính học sinh. Bởi càng những đứa cá tính càng bị tiêu diệt, điều này ngược với phương Tây, họ tôn trọng cá tính, khuyến khích cá tính. Mỗi người người là một phiên bản riêng, không người nào giống người nào nhưng ở ta thì cứ thích ai cũng phải giống ai.

Thầy có thấy rằng, còn một nguyên nhân nữa mà dường như thầy chưa nhắc đến đó là kỹ năng, đạo đức của nhà giáo chưa được chú trọng giáo dục trong trường sư phạm?

Đúng vậy, như trên tôi đã nói giáo viên không nắm được nguyên tắc sư phạm, quan điểm giáo dục tiên tiến. Họ chỉ dùng quyền uy, ông thầy là bề trên, ông thầy là tất cả bắt học trò phải làm theo tất, chúng ta không có dân chủ để học sinh được phát biểu suy nghĩ.

5 nguyên tắc

Tại trường tôi, tôi quan niệm, giáo dục là một quá trình và giáo viên phải được thực hiện 5 nguyên tắc: Tôn trọng học sinh, chấp nhận những mặt mạnh mặt yếu của học sinh; khách quan đánh giá những biểu hiện của học sinh không được thành kiến, trù úm học trò, không dán nhãn học trò; đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp; xây dựng những tập thể học sinh được tự chủ tự quản, việc của học sinh để học sinh tự giải quyết, thầy chỉ xuất hiện khi cần thiết; và cuối cùng là gieo nhu cầu - giáo viên từng bước tổ chức cho học sinh những yêu cầu chứ đừng đòi hỏi ngay lập tức trẻ thay đổi.

Giáo viên năng lực sư phạm rất kém. Ví dụ ở trường học phải có kỷ luật, không có kỷ luật thì không thể học hành gì được. Nhưng thầy cô giáo phải tạo ra kỷ luật tự giác. Chứ không phải kỷ luật áp đặt. Học sinh phải biết nó sai ở đâu và kỷ luật là để nó phải chịu trách nhiệm về hành vi của nó. Chứ không có nó cứ làm bừa, làm sai rồi sau xin lỗi và lại làm lại như thế.
 

Bỏ quan niệm thầy là nhất

Là hiệu trưởng của một trường “toàn trẻ hư”, không đặt ra tiêu chuẩn đầu vào, bí quyết nào giúp thầy và tập thể giáo viên nhà trường dạy dỗ, giáo dục các em không để lại những… tiếng xấu như vừa qua? Theo thầy, để giải quyết triệt để những tồn tại trên, ngành giáo dục cần làm gì?

Nếu không giải quyết tận gốc những tồn tại trên thì ngành giáo dục không bao giờ hết lộn xộn. Tháng này là cô giáo bắt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng - một hình thức xử phạt chưa ai tưởng tượng ra, nhưng tháng sau cũng chưa biết sẽ có chuyện gì xảy ra tiếp theo.

Theo tôi, trước tiên phải loại bỏ quan điểm giáo dục coi nhà trường là nhất, coi là thầy cô là nhất để cùng nhau tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp với từng học trò.

Hơn nữa, cần “huấn luyện” đạo đức và năng lực nghiệp vụ sư phạm để mỗi thầy cô phải thực sự trở thành một nhà sư phạm chứ không phải cứ dùng quyền uy của mình để “đuổi học” mỗi khi các em mắc lỗi. Đặc biệt, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm và mỗi nhà trường hiện nay trong quá trình sử dụng, bồi dưỡng giáo viên cần chú ý cao đến đạo đức nghề nghiệp, bồi dưỡng tay nghề sư phạm.

Thực tế, hiện nay chúng ta mới chú trọng dạy học sinh giá trị sống, kỹ năng sống cho học trò nhưng rõ ràng thầy cô phải có giá trị sống, kỹ năng sống thì mới dạy dỗ được học trò của mình. Vì vậy, các thầy cô phải được học tập, bồi dưỡng, trải nghiệm để có được giá trị tôn trọng, khoan dung, trách nhiệm với học trò của mình. Bởi người dạy học không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy nhân cách cho các em.

Xin cảm ơn thầy!

(Kiến thức gia đình số 15)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm