| Hotline: 0983.970.780

Gian nan giữ rừng Ea H’Leo

Thứ Năm 18/01/2018 , 14:55 (GMT+7)

Với việc phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng, các địa phương nên Hạt Kiểm lâm Ea H’Leo (Đăk Lăk) đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nhiều vụ vi phạm lâm luật.

14-38-34_1
Lợi dụng rừng núi hiểm trở, lâm tặc tìm mọi cách khai thác trái phép lâm sản

Huyện Ea H’Leo có diện tích tự nhiên khá lớn, trong đó đa phần là rừng núi. So với số cán bộ, nhân viên của Hạt KL Ea H’Leo là 25 người lại quản lý, bảo vệ (QLBV) diện tích rừng quá lớn như vậy nên chưa thể quán xuyến hết.

Theo ông Trương Văn Hồng, Hạt trưởng thì thời gian qua, các anh em trong Hạt luôn cố hết sức mình hoàn thành nhiệm vụ được giao, hạn chế tối đa các vụ vi phạm lâm luật. Đến nay, công tác QLBVR đã có những chuyển biến tích cực, hạn chế được tình tang phá rừng, cháy rừng, săn bắt động vật, khai thác, mua bán, tàng trữ lâm sản trái phép.

Trong năm 2017, Hạt xử lý 176 vụ vi phạm lâm luật (năm 2016 là 232 vụ), tịch thu 304.806m3 gỗ, nộp ngân sách 1,23 tỷ đồng. Ngoài tra, phối hợp với các Cty lâm nghiệp ra quân phá bỏ 227 lò than trái phép. Để phát hiện và xử lý các vụ vi phạm lâm luật, Hạt cũng gặp rất nhiều khó khăn từ việc tiếp cận, bảo vệ hiện trường cho tới vận chuyển tang vật ra ngoài rừng…

“Đặc trưng nơi đây là vùng núi, nhiều dốc cao, vào mùa mưa thì đường trơn trượt, xe cộ không thể vào sâu trong rừng nên phải đi bộ có khi vài giờ đồng hồ mới tới. Đến được bãi tập kết gỗ của lâm tặc, chúng tôi phải cử anh em túc trực ngày đêm, không cho đối tượng có cơ hội đánh tháo, vận chuyển gỗ ra ngoài. Ngoài ra, chúng còn tìm mọi cách cài chông trên đường đi, rất nguy hiểm ”, ông Hồng nói.

14-38-34_2
Cắt cử người túc trực ngày đêm đảm bảo an toàn tang vật

Điển hình nhất là vụ phát hiện hơn 45m3 gỗ trên lâm phần quản lý của Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Chư Pảh vào cuối năm 2017. Lúc này là mùa mưa bão, đường sá lầy lội rất khó đi lại. Khi nhận được tin báo về bãi gỗ tập kết, Hạt KL Ea H’Leo đã nhanh chóng phối hợp với chủ rừng, chính quyền đến hiện trường dựng lán trại, bảo vệ tang vật.

Mỗi ngày, tại khu vực đó luôn duy trì gần 10 người thay phiên nhau canh giữ tang vật trong điều kiện thiếu thốn. Lương thực, thực phẩm chỉ có 1 cách duy nhất là vận chuyển bằng cách vác bộ. Tất cả đều vì mục tiêu giữ nguyên hiện trường trước khi chuyển số gỗ về Hạt xử lý.

Cũng theo ông Hồng, điều kiện đường sá vô cùng khó khăn trong khi không thể thuê được các phương tiện vận chuyển tang vật nên mất 20 ngày “ăn rừng ngủ núi”, mới có thể đưa số gỗ ra khỏi rừng.

"Điều đó cho thấy công tác QLBVR trên địa bàn còn gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, việc lâm tặc thường xuyên chống đối, như khi bị bắt các đối tượng bỏ phương tiện lại rồi thuê người dân địa phương kéo ra phản đối, biểu tình, vu vạ cho kiểm lâm nên rất khó xử lý.

Có nhiều tối tượng còn sẵn sàng xông vào cướp lại tang vật, phương tiện. Biết thế nên trước khi bắt tay vào xử lý các vụ vi phạm lâm luật, chúng tôi đều phải lường trước được tình huống xảy ra để có phương án giải quyết, nếu không sẽ... vỡ trận”, ông Hồng cho biết.

14-38-34_3
Lâm tặc đặt chông sắt nhọn trên đường đi

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.