| Hotline: 0983.970.780

Giao cho dân toàn bộ rừng Trạm Tấu

Thứ Năm 08/11/2018 , 09:22 (GMT+7)

Nằm ở phía tây tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió Lào, mỗi khi mùa khô tới rừng huyện Trạm Tấu trở nên xác xơ, rất khó bảo vệ trước nạn cháy rừng. Để giữ rừng, toàn bộ diện tích đều được giao cho dân. Nhờ đó mà mấy năm nay rừng được bảo vệ tốt hơn…

Hướng dẫn người dân trồng rừng

Trạm Tấu, nơi ngọn nguồn của các dòng suối lớn: Suối Thia, Nậm Đông, suối Xuân, Nậm Tộc… nguồn sinh thủy cung cấp nước cho nhiều công trình thủy điện vừa và nhỏ nằm dọc các dòng suối và cánh đồng Mường Lò rộng hơn 3.000ha. Theo thống kê, huyện Trạm Tấu có gần 40.000ha rừng, trong đó có 31.834,7ha rừng tự nhiên, 7.721,7ha rừng trồng phòng hộ.

Do tập quán canh tác và nạn phát rừng làm nương rẫy từ nhiều năm nay Trạm Tấu được mệnh danh là "chảo lửa cháy rừng" của tỉnh Yên Bái. Nhiều năm trước đây, không năm nào ở huyện vùng cao này không xảy ra cháy rừng, có năm gần trăm vụ, năm ít cũng trên chục vụ, hàng trăm ha rừng bị thiêu trụi. Tất cả những vụ cháy rừng ở Trạm Tấu đều xuất phát từ việc đốt nương rẫy, đốt lửa sưởi, săn bắt thú rừng…

Ba năm trở lại đây rừng Trạm Tấu được bảo vệ tốt hơn, mùa khô 2016 - 2017 không xảy ra vụ cháy rừng nào, mặc dù đầu năm 2016 mưa tuyết và băng giá, khiến thảm thực vật bị khô xác nguy cháy rừng rất cao. Cuối mùa khô 2017 - 2018 chỉ xảy ra 1 trận cháy rừng, thiệt hại 1,2ha rừng mới trồng.

Tổng diện tích rừng do Ban Quản lý rừng phòng hộ Trạm Tấu được giao là 33.664,6ha, trong đó có 23.278,2ha rừng tự nhiên phòng hộ, rừng tự nhiên sản xuất 2.018,2ha, rừng trồng phòng hộ 7.721,7ha. Toàn bộ diện tích rừng đó được giao cho 5.117 hộ gia đình ở 64 nhóm hộ của 13 xã và thị trấn.

Hết tháng 10/2018 Ban QLRPH đã giao khoán cho người dân chăm sóc, phát dọn 935ha rừng trồng từ năm thứ 2 đến năm thứ 3, trồng mới 320ha, trong đó có 200ha sơn tra trồng dưới tán rừng tự nhiên nghèo kiệt, hoàn thành 100% kế hoạch năm 2018.

Bước vào mùa khô năm nay, từ đầu tháng 9, Hạt Kiểm lâm huyện Trạm Tấu phối hợp với Ban QLRPH đã tổ chức ký cam kết BVR tới từng hộ dân, các hộ đều ký vào bản cam kết với trưởng thôn bản, nếu hộ nào để xảy ra cháy rừng thì hộ đó phải nộp phạt cho dân bản tùy theo mức độ rừng bị cháy và buộc phải trồng lại rừng, bởi hầu hết diện tích rừng đã được giao khoán cho từng hộ, nhóm hộ. Lợi ích của các hộ nhận khoán BVR tùy thuộc vào chất lượng rừng. Do đó, các hộ tự giám sát lẫn nhau trong cộng đồng dân cư.

Đối với chính quyền địa phương, lãnh đạo các xã ký cam kết với chủ tịch huyện về: Phòng chống chữa cháy rừng, quản lý lâm sản, chống tái trồng cây thuốc phiện, không để người của các địa phương khác xâm canh, xâm cư, thống kê các nương rẫy của từng thôn bản, tổ chức đốt nương có kiểm soát…

Huyện Trạm Tấu ban hành quy định: Nếu xã nào để xảy ra cháy rừng thì lãnh đạo xã đó tự nhận hình thức kỷ luật, không thể nhận trách nhiệm chung chung cuối cùng chẳng ai chịu trách nhiệm.

Ông Đào Công Trình - GĐ Ban Quản lý rừng phòng hộ Trạm Tấu khẳng định, những năm gần đây rừng được bảo vệ tốt hơn là do đã giao cho các hộ dân và các nhóm hộ quản lý. Việc chi trả tiền bảo vệ và tiền dịch vụ môi trường rừng kịp thời, công khai minh bạch, đã khiến người dân coi rừng là tài sản của mình…

 

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm