| Hotline: 0983.970.780

Giống cây mới ở Việt Nam: Giấc mơ Sachi

Thứ Năm 30/07/2015 , 07:50 (GMT+7)

Lượng hạt Sachi trên toàn thế giới mới chỉ đáp ứng được cỡ 25% nhu cầu trong khi tốc độ tăng trưởng của thị trường bình quân khoảng 15%/năm. Dự báo nguồn cung hạt Sachi phải mất hàng chục năm nữa mới đuổi kịp nhu cầu rồi đi vào ổn định./ Nông dân đầu tiên trồng Sachi

Hiếm có một loại cây nào có nhiều đặc điểm độc đáo như Sachi: Là cây lâu năm nhưng lại cho thu hoạch hàng năm và rải vụ quanh năm nên người trồng sẽ nhanh thu hồi vốn; có thể trồng thuần hoặc xen canh với các loại cây khác trong thời kỳ chưa khép tán; có thể phát triển ở cả quy mô lớn lẫn hộ gia đình, thậm chí không có nhiều đất thì trồng vài chục gốc ngoài bờ rào cũng có thể tạo thêm thu nhập;

Người có vốn đầu tư lớn đã đành, người không có vốn cũng có thể trồng nhờ tận dụng những cây tre, cây gỗ ở địa phương làm cọc thay cho trụ bê tông đắt tiền, nhờ công lao động tự có không phải thuê, nhờ tiền giống được công ty ứng trước sau này trừ vào sản phẩm xuất bán…

Và trồng là có hợp đồng bao tiêu

Mỗi khi có một đối tượng cây trồng, vật nuôi mới nào xuất hiện  luôn gây ra những đợt “sóng” tò mò, hồ hởi ban đầu nhưng sau đó, vấn đề lớn nhất cần nhìn nhận là sản xuất có khó không? Có ai bao tiêu đầu ra không? Lợi nhuận thế nào? Liệu đơn vị tiên phong đưa về có trục lợi trên lưng nông dân nhờ bán giống không hay là đầu tư lâu dài, gắn bó từ công đoạn sản xuất đến chế biến rồi tiêu thụ…

Để thỏa mãn sự tò mò, phóng viên Báo NNVN đã tìm đến Công ty CP Sachi Vina có trụ sở ở Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Đây là đơn vị đã tìm, đưa cây Sachi từ Nam Mỹ về và phát triển ở Việt Nam đồng thời đã có chiến lược phát triển đối tượng cây mới này dài hơi và bài bản với cam kết: Không chỉ được tư vấn, chuyển giao kỹ thuật mà bất kỳ một nông dân nào khi quyết định trồng Sachi sẽ được bao tiêu đầu ra cho sản phẩm tới cùng. Cam kết này quả là rất táo bạo bởi bao tiêu đầu ra luôn là một thử thách sống còn cho bất kỳ cây trồng, vật nuôi phi truyền thống nào.

Sau 2 năm thử nghiệm, Sachi Vina đặt mục tiêu tới năm thứ 3 kể từ khi đưa giống cây Sachi về Việt Nam sẽ tăng diện tích trồng lên 1.000 ha, 5 năm sau diện tích trồng sẽ tăng lên thành 10.000 ha. Dài hơi hơn là kế hoạch trong 10 năm tới sẽ đạt 50.000 ha, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 40.000 người lao động, góp phần hình thành nên cả một ngành công nghiệp mới: chế biến Sachi.

Một chuỗi giá trị gia tăng từ loài cây này cũng được lên kế hoạch một cách chi tiết. Bột Sachi chứa 65% protein, giàu các axit amin thiết yếu và axit béo không bão hòa, có chất lượng hơn hẳn so với bột từ các loại hạt khác.

Bột Sachi vừa được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng đồng thời còn được dùng là một loại thức ăn giàu dinh dưỡng. Không giống như những viên nang dầu cá trên thị trường được chiết xuất từ cá biển hoặc một số động vật khác, viên nang Sachi có nguồn gốc từ thực vật, có chất chống oxy hóa tự nhiên cao, không có dung môi và đặc biệt không tanh nên rất dễ sử dụng cho mọi lứa tuổi và mọi đối tượng.

Hạt Sachi được chế biến thành nhiều sản phẩm có các hương vị đa dạng như rang muối, tiêu, tẩm mật ong, bọc socola… Dầu ăn cao cấp Sachi được dùng để sản xuất dầu ăn cho tất các đối tượng đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ nhỏ, sản xuất thực phẩm chức năng, mỹ phẩm…

17-19-40_21
Quả sachi khô

Không giống như một số sản phẩm nông nghiệp khác, việc chú trọng từ phát triển vùng nguyên liệu cho đến chế biến ra các sản phẩm mang hàm lượng kỹ thuật cao còn hứa hẹn mở ra cơ hội xuất khẩu sản phẩm từ Sachi ra thị trường quốc tế, mang lại giá trị kinh tế cao cho nhà đầu tư và người nông dân.

Tiêu chí dự án omega dựa trên những yếu tố cơ bản như: Phát huy tiềm năng, lợi thế vùng miền. Bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường. Góp phần nâng cao chất lượng dinh dưỡng và thể trạng cho cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam. Đem lại nguồn thu nhập tốt và ổn định hơn cho người nông dân.
Ở những bước đầu tiên, dự án này sẽ phát triển cây Sachi tại những khu vực đồi núi của miền Bắc.

Tiềm năng của thị trường này cực lớn vì lượng hạt Sachi trên toàn thế giới mới chỉ đáp ứng được cỡ 25% nhu cầu trong khi tốc độ tăng trưởng của thị trường bình quân khoảng 15%/năm. Dự báo nguồn cung hạt Sachi phải mất hàng chục năm nữa mới đuổi kịp nhu cầu rồi đi vào ổn định.

Hiện nay, dầu và các sản phẩm từ Sachi rất được ưa chuộng tại các nước như Nhật, Mỹ, EU. Hạt và dầu Sachi ngày càng được các nhà sản xuất thực phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm trên thế giới sử dụng một cách rộng rãi vì những đặc tính ưu việt của nó. Một gói hạt 125 gam bán trên US.mart đang có giá tương đương với 387.000  đồng tiền Việt

Về điều kiện tự nhiên, tuy mới được thử nghiệm trồng 2 năm nay nhưng dựa vào tài liệu nghiên cứu khoa học và thực tiễn của các nước trên thế giới và khu vực như Peru, Ecuador, Colombia, Trung Quốc và Thái Lan có thể dự báo khả năng cây Sachi khá thích hợp với Việt Nam.

Ngoài quỹ đất màu mỡ ở vùng đồng bằng châu thổ, chúng ta còn nhiều quỹ đất đồi chưa sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả. Đó chính là tiềm năng tự nhiên vô cùng lớn cho cây Sachi phát triển. Ở đó, Sachi có thể được trồng độc canh hay xen canh với các cây công nghiệp hay cây rừng, quy mô đại điền hay tiểu điền đều được.

Tính toán suất đầu tư

Thực tế cho thấy, hiệu quả kinh tế vẫn là yếu tố hàng đầu khiến người nông dân quan tâm, quyết định sản xuất hay không sản xuất. Vì là cây trồng mới, chưa có thu hoạch sản phẩm đại trà, chưa đi vào guồng máy thị trường nên chúng tôi tạm theo hạch toán của Công ty CP Sachi Vina: Với tổng số vốn đầu tư ban đầu khoảng 100 triệu đến 150 triệu cho 1 ha Sachi thì sau 2 năm đã hoàn vốn và thu lợi nhuận, sang năm thứ ba mỗi năm 1 ha cho hiệu quả kinh tế từ 100 triệu đến 200 triệu. Với lợi nhuận như vậy, cơ hội dành cho Việt Nam trong việc phát triển cây Sachi hiện nay có thể nói là khá rộng mở.

17-19-40_dsc_0125
Cơ hội dành cho Việt Nam trong việc phát triển cây Sachi hiện nay có thể nói là khá rộng mở

Ở Trung Quốc và Thái Lan hiện nay một số hộ nông dân đang gặp phải vấn đề chất lượng giống nên điều quan trọng cần nhấn mạnh là chất lượng hơn số lượng. Chỉ có giống tốt, canh tác đúng quy trình thì Sachi mới cho hiệu quả kinh tế.

Hiện tại, Công ty CP Sachi Vina đã chuẩn bị cho kế hoạch phát triển loài cây mới này từ năm 2015 như sau: Thành lập Viện nghiên cứu cây Sachi nhằm nghiên cứu phát triển các lĩnh vực như chọn lọc nguồn giống tốt, cho năng suất chất lượng ổn định, có khả năng đề kháng sâu bệnh và thích nghi với khí hậu địa phương.

Nghiên cứu về các đối tượng côn trùng, bệnh hại trên cây và các biện pháp phòng trừ tổng hợp để đảm bảo cho nông dân kiểm soát được rủi ro trên diện tích trồng. Nghiên cứu quy trình bảo quản, xử lý sau thu hoạch. Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật trong quá trình chăm sóc nhằm gia tăng năng suất và chất lượng cây Sachi.

Riêng về công nghệ chế biến sản phẩm để đầu ra sao cho có chất lượng tốt nhất đến nay Viện đã nghiên cứu thành công nano omega 3-6-9 giúp tăng khả năng hấp thụ khi đưa vào các chế phẩm như viên nang, mỹ phẩm và thực phẩm tiêu dùng. Đầu tư xây dựng thương hiệu, marketing và phân phối cho thị trường trong nước và quốc tế với chuỗi các cửa hàng “The sachi shop” chuyên cung cấp siêu thực phẩm và mỹ phẩm. Nghiên cứu và phát triển thị trường trong nước và quốc tế cho sản phẩm cây sachi...

Xem thêm
Viện Chăn nuôi chuyển giao gần 9 triệu con giống năm 2024

Năm 2024, Viện Chăn nuôi đạt nhiều thành tựu lớn, chuyển giao gần 9 triệu con giống, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cao.

Buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vô cùng phức tạp, Bộ NN-PTNT yêu cầu xử lý nghiêm

Bộ NN-PTNT yêu cầu các tỉnh biên giới Tây Nam quyết liệt ngăn chặn buôn lậu lợn và sản phẩm động vật trái phép, nhằm kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ ngành chăn nuôi.

Kỹ thuật thâm canh cây nghệ và chế biến sau thu hoạch

Để tăng cao thu nhập trong trồng nghệ, nhà nông cần xen canh với cây lạc, kết hợp chế biến sau thành dược liệu và gia vị.