| Hotline: 0983.970.780

Giống lúa hoang dại đã được quan tâm

Thứ Ba 28/10/2014 , 13:10 (GMT+7)

Khẩu Ký là giống lúa hoang dại được người dân phát hiện và mở rộng diện tích, bởi gạo có chất lượng cao đang trở thành đặc sản hiếm có ở Lai Châu. 

Trung tâm Tài nguyên thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) tổ chức phục tráng không chỉ lưu giữ nguồn gen mà còn chuyển giao kỹ thuật SX để phát triển giống lúa quý này...

Giống lúa trời cho

Cách nay hơn chục năm ở bản Hua Ngò, xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên (Lai Châu) một người dân tộc Mông có tên là Ký thấy trong đám nương lúa nhà mình có một khóm lúa to cao vượt hẳn lên những cây lúa nương khác, bông to, hạt dài.

Thấy lạ ông mới ngắt những bông lúa đó để riêng, vụ sau ông gieo thành một đám. Ông đoán rằng giống lúa này do chim, chuột tha từ trong rừng hay ở đâu về rồi đánh rơi ở nương nhà ông, chứ ở đây chưa bao giờ ông nhìn thấy giống lúa này.

Cứ thế ông nhân dần, sau vài vụ nhà ông thu được gần chục bao thóc. Đem giã vài bao ăn thử, ông không ngờ cơm dẻo, có mùi thơm lạ ăn đậm no lâu. Vụ sau ông đem cấy trên các chân ruộng một vụ, năm ấy hạn nặng. Điều không ngờ những giống lúa khác thì cháy lá không trổ nổi bông, còn mấy đám ruộng cấy giống lúa đó vẫn phát triển tốt, năng suất hơn hẳn gieo trên nương.

Nhiều hộ trong bản thấy vậy mang thóc thịt tới đổi giống lúa của ông Ký về trồng, rồi những hộ người Thái ở các bản Nà Ngò, Nậm Sỏ... cũng đổi giống về gieo cấy trên các chân ruộng một vụ thường xuyên thiếu nước. Họ gọi là Khẩu Ký, tức giống lúa của ông Ký.

h1143244624
Mô hình cấy giống lúa Khẩu Ký tại huyện Tân Uyên

Mạo hiểm của ông trưởng phòng

Năm 2008, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tân Uyên, ông Bùi Huy Phương sau khi đi công tác tại xã Nậm Sỏ được nghe bà con khen ngợi giống lúa Khẩu Ký cơm ăn ngon lại chịu hạn tốt nên mua một ít thóc giống mang về hợp đồng với bà Phạm Thị Thư ở tổ 32 thị trấn Tân Uyên cấy giống lúa này trên diện tích 2.000 m2 với cam kết: Nếu không được thu hoạch ông Phương sẽ bỏ tiền túi đền cho bà Thư.

Kể từ khi gieo mạ cho đến khi cấy, tuần nào ông Phương cũng có mặt ở ruộng nhà bà Thư để theo dõi sự phát triển của cây lúa. Ông bảo, chỉ đến khi lúa trổ bông rồi chắc hạt tôi mới thở phào nhẹ nhõm.

Một việc làm quá mạo hiểm, vì đưa giống lúa Khẩu Ký từ vùng cao xuống vùng thấp độ cao và tiểu vùng khí hậu của hai nơi có sự chênh lệch nhau, nếu không được thu hoạch mình vừa phải đền lại mang tiếng nọ kia. Nhưng không ngờ lúa tốt, bà Thư ăn cơm thấy ngon nên vụ sau đem toàn bộ 4.000 m2 ruộng của gia đình hợp đồng cấy giống lúa Khẩu Ký với Phòng NN-PTNT.

Tháng 10/2009 trong chuyến lên Lai Châu công tác, tình cờ tôi được ông Bùi Huy Phương kể về giống lúa Khẩu Ký đang được trồng thử tại nhà bà Phạm Thị Thư, tôi đề nghị được xem giống lúa này.

h2143244908
Ông Bùi Huy Phương, Phó Chủ tịch huyện Tân Uyên trao đổi với cán bộ Trung tâm Tài nguyên thực vật về kỹ thuật canh tác giống lúa Khẩu Ký

Bà Thư không ngần ngại dẫn tôi ra ruộng: "Thú thật với bác nhà báo nhé, vụ đầu cấy giống lúa Khẩu Ký tôi cũng lo lắm, nhìn cây lúa cao vổng gần ngập đầu, nhất là khi các ruộng lúa cấy các giống lúa lai đã trổ bông còn giống lúa này cứ xanh ngắt. Khi các giống lúa khác được gặt thì giống lúa này mới trỗ, nên bọ xít và chuột từ các đám ruộng khác dồn sang ruộng nhà mình.

Lo quá, lại phải phun thuốc diệt bọ xít còn chuột thì đành để chúng phá. Vụ ấy thu không được bao nhiêu, nhưng ăn cơm thấy ngon, mang thử ra chợ bán, có người mua về ăn sau mấy hôm lại hỏi có còn gạo bán không, giá 15.000 - 18.000 đ/kg họ vẫn mua, chỉ tiếc là mình không có gạo để bán...".

Khi các nhà khoa học quan tâm

Sau khi ở Lai Châu về, tôi viết bài “Khẩu Ký- giống lúa đặc sản hoang dại vừa được phát hiện”, đăng báo NNVN, giới thiệu giống lúa hoang dại do một nông dân người Mông phát hiện đang được người dân huyện Tân Uyên trồng ở các chân ruộng một vụ thường xuyên thiếu nước và chuyển tải sự mong đợi của ông Trưởng phòng NN-PTNT: “Chúng tôi mong muốn được sự giúp đỡ và hợp tác của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong việc bảo tồn và nhân rộng giống lúa đặc sản quý hiếm này…”.

h4143244375TS Trần Danh Sửu, PGĐ Trung tâm Tài nguyên thực vật: "Giống lúa Khẩu Ký là giống lúa tốt, cần được bảo tồn nguồn gen và phát triển thành vùng SX để tạo ra sản phẩm hàng hoá đặc biệt của tỉnh Lai Châu. Qua 4 vụ chọn lọc và phục tráng giống lúa này, chúng tôi nhận thấy giống lúa Khẩu Ký phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và trình độ canh tác của người dân vùng cao.
Với hàng chục ngàn ha ruộng một vụ của tỉnh Lai Châu và các tỉnh miền núi phía Bắc nếu cấy giống lúa Khẩu Ký không chỉ tạo ra sản phẩm hàng hoá chất lượng cao mà giá bán gấp đôi giống lúa khác, đó là cơ hội giúp người dân tăng thu nhập để xoá đói giảm nghèo...".

Khi đọc bài viết trên NNVN, TS Trần Danh Sửu, PGĐ Trung tâm Tài nguyên thực vật đã lên tận Tân Uyên tìm hiểu về giống lúa Khẩu Ký và xây dựng đề tài nghiên cứu khoa học nhằm chọn lọc, phục tráng để nâng cao năng suất, chất lượng và bảo tồn nguồn gen giống lúa quý này. Đề tài khoa học được triển khai từ vụ mùa 2011-2013 theo quy trình kỹ thuật SX hạt giống do Bộ NN-PTNT ban hành.

Giống lúa Khẩu Ký khóm to, cây cao từ 117 - 127 cm, lá đòng to bản, bông to, hạt dài, thời gian sinh trưởng 148 ngày, có khả năng chống chịu sâu bệnh, năng suất đạt từ 42 - 45 tạ/ha.

Nhược điểm của giống lúa này dễ bị đổ nếu gặp gió to, thời gian sinh trưởng dài ngày nên sâu bọ và chuột từ các ruộng lúa chín trước đã gặt tấn công. Do đó việc cấy tập trung giống lúa Khẩu Ký của các hộ dân là rất cần thiết.

Sau 3 năm triển khai đề tài, từ giống lúa siêu nguyên chủng thu được, vụ mùa 2014 trung tâm đã cung cấp giống nguyên chủng cho bà con nông dân ở thị trấn Tân Uyên và hai xã: Trung Đồng, Thân Thuộc gieo cấy.

Với sự hỗ trợ giống và phân bón của huyện Tân Uyên, nên vụ mùa 2014 hơn 300 hộ đã gieo cấy 109 ha, ngoài ra nhiều hộ cũng mua giống Khẩu Ký về trồng. Tổng diện tích lúa Khẩu Ký của huyện Tân Uyên gieo cấy trên 150 ha.

Ông Tòng Văn Cu ở bản Bút 1, xã Trung Đồng cho biết: "Năm nay nhà mình cấy 1.700 m2 Khẩu Ký, được thu trên 5,5 tạ thóc. Mới gặt đập xong mấy hôm nay, chưa phơi khô thì các cô giáo đã tới mua hết. Mình bán với giá 1.200 đ/kg, mọi người bảo bán rẻ quá, giá Khẩu Ký phải bán 1.500 đ/kg mới đúng giá. Nhưng mình bán hết rồi, giá 1.200 đ/kg gần gấp đôi giá lúa thường nên cũng không sợ thiệt đâu...".

Còn ông Lò Văn Muôn ở bản Nà Bầu, xã Thân Thuộc thì không cần giấu giếm: "Nhà tôi có 1,2 ha ruộng, từ năm 2012 gia đình cấy 700 m2 giống lúa Khẩu Ký để bán, còn 500 m2 thì cấy lúa Hương Thơm và lúa lai để ăn và nuôi gà, vịt. Tuần sau nhà tôi mới gặt Khẩu Ký, nhưng nhiều người đã tới đặt mua với giá 1.500 đ/kg, nhiều hộ ở Nà Bầu có người đến đặt tiền mua rồi...".

Trao đổi với PV NNVN, ông Bùi Xuân Thu, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Lai Châu cho hay: "Sau khi có kết quả đánh giá của Trung tâm Tài nguyên thực vật, Sở NNN-PTNT Lai Châu sẽ bàn, rất có thể vụ tới sẽ đưa giống lúa Khẩu Ký vào cơ cấu giống cho riêng huyện Tân Uyên để giúp bà con phát triển thành vùng SX hàng hoá...".

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm