| Hotline: 0983.970.780

Giống tôm chịu lạnh mở toang cửa vụ tôm đông phía Bắc

Thứ Ba 01/11/2022 , 11:15 (GMT+7)

QUẢNG NINH Thay vì phải 'nghỉ đông', giống tôm chịu lạnh kết hợp với giải pháp kỹ thuật nuôi mới sẽ giúp người nuôi tôm phía Bắc có thể nuôi vụ tôm đông cho giá trị cao.

Năm 2022, Công ty TNHH Việt - Úc Quảng Ninh đã nghiên cứu thành công giống tôm chịu lạnh đưa ra thị trường, hứa hẹn mùa tôm bội thu cho người nuôi trong mùa đông.

Quảng Ninh mang đặc thù khí hậu điển hình của miền núi phía Bắc với các mùa trong năm khác nhau rõ rệt, mùa đông nền nhiệt rất thấp. Đặc thù này khiến hoạt động nuôi tôm vụ đông hiện rất khó khăn, bởi ở ngưỡng nhiệt độ 20 độ C, tôm đã chậm lớn, ăn ít, giảm sức đề kháng. Với nền nhiệt từ 16 độ C trở xuống, tôm có thể bỏ ăn hoàn toàn, suy kiệt và chết do đói rét. Chính vì vậy, nuôi tôm vụ đông luôn tiềm tàng nhiều rủi ro, thiệt hại.

Thời điểm này, người nuôi tôm Quảng Ninh đã xuống giống để nuôi vụ đông. Một trong những thuận lợi của mùa vụ nuôi tôm năm nay là Công ty TNHH Việt - Úc Quảng Ninh (xã Tân Lập, huyện Đầm Hà) đã thành công trong việc sản xuất tôm giống chịu lạnh.

20220325_105819

Qua nghiên cứu, thử nghiệm nghiêm ngặt, năm 2022, Công ty Việt - Úc Quảng Ninh đã đưa ra thị trường giống tôm mới chống chịu lạnh. Ảnh: Nguyễn Thành.

Được biết, Công ty TNHH Việt Úc - Quảng Ninh là đơn vị tiên phong đầu tư dự án Khu phức hợp nuôi tôm công nghệ cao tại huyện Đầm Hà, cùng với các phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về sản xuất con giống chất lượng cao.

Theo đại diện Công ty TNHH Việt Úc - Quảng Ninh, tôm giống của Công ty ngay từ đầu đã chú trọng về khả năng tăng trưởng, tỷ lệ sống, sức đề kháng, khả năng sinh sản... phù hợp với nhu cầu sản xuất và đặc thù thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương.

Trong đó, khả năng thích nghi tốt với điều kiện nhiệt độ và độ mặn thấp luôn được quan tâm nghiên cứu để tiếp tục nâng cao hơn tính trạng này. Trải qua quá trình chọn lọc nhiều lần, Công ty TNHH Việt - Úc Quảng Ninh đã lần lượt tìm ra những cá thể tôm bố mẹ mang gen trội về chịu lạnh, lấy mã gen này phục vụ công tác nhân giống, rồi trải qua quá trình chọn lọc lứa này qua lứa khác. Mục tiêu cuối cùng là hoàn thiện quy trình sản xuất giống tôm chịu lạnh ưu thế nhất, đảm bảo sự sinh trưởng, phát triển trong mùa đông.

Khác với con tôm giống thông thường, tôm giống chịu lạnh đòi hỏi thích ứng với môi trường không khí, nước, nhiệt độ, độ mặn, pH… đặc thù của mùa đông lạnh giá và kéo dài ở Quảng Ninh nói riêng và ở các tỉnh phía Bắc nói chung.

Được biết, tôm vụ đông dù khó nuôi nhưng lại được giá, có thể cao gấp 2 - 3 lần các vụ trước đó. Với lợi nhuận hấp dẫn, nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn Quảng Ninh đã áp dụng các biện pháp nuôi vụ đông, trong đó chú trọng đầu tư hạ tầng, thiết bị để làm chủ môi trường nước và nền nhiệt trong ao nuôi. 

Ông Vũ Đình Quyến (TP Cẩm Phả) cho biết, mùa đông năm 2021, mô hình nuôi tôm trong nhà che bạt, áp dụng công nghệ cao để quản lý nhiệt độ cũng như môi trường nước đã giúp ông trở thành một trong số ít hộ có tôm thương phẩm thời điểm đó. Mùa đông năm nay, với giống tôm chịu lạnh đã được nghiên cứu thành công, ông Quyến hi vọng sẽ có một vụ tôm bội thu.

z3479735103452_4734753655726f869343bb69eb8d5146

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao của ông Vũ Đình Quyến (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh). Ảnh: Nguyễn Thành.

Bằng những giải pháp kỹ thuật, kết hợp với giống tôm chịu lạnh, các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh sẽ duy trì hoạt động hiệu quả xuyên suốt cả năm thay vì phải “nghỉ đông”, giúp tiết kiệm một phần chi phí đầu tư. Nguồn lao động và thu nhập quanh năm cho trang trại cũng sẽ được đảm bảo ổn định. Điều này cũng sẽ giúp nâng cao hơn nữa sản lượng, giá trị cho ngành hàng tôm của tỉnh Quảng Ninh.

Hiện nay, tôm đang là đối tượng nuôi chủ lực của Quảng Ninh. Năm 2022, Quảng Ninh lần đầu đặt mục tiêu sản lượng tôm nuôi đạt 25.000 tấn. Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã đạt gần 80% với khoảng 19.000 tấn tôm. Mục tiêu trong quý IV/2022 chính là tôm vụ đông với sản lượng đặt ra là khoảng 7.000 tấn.

Việt - Úc là tập đoàn hàng đầu về sản xuất giống tôm trong cả nước với chuỗi trung tâm tôm giống kéo dài từ Bắc đến Nam. Với hệ thống thiết bị, công nghệ hiện đại, nhiều năm qua, Việt - Úc đã đưa ra thị trường hàng chục tỷ con giống tôm chất lượng cao. Công ty TNHH Việt - Úc Quảng Ninh hướng đến đạt sản lượng xuất 2 tỷ con giống tôm tính đến hết tháng 12/2022, góp phần tăng trưởng cho ngành tôm Đất mỏ.

Xem thêm
Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm