| Hotline: 0983.970.780

Tập đoàn Việt Úc chia sẻ giải pháp phát triển bền vững ngành tôm

Thứ Sáu 21/10/2022 , 07:25 (GMT+7)

SÓC TRĂNG Tập đoàn Việt Úc chia sẻ các giải pháp với định hướng 'Vì một ngành tôm Việt Nam công nghệ cao, bền vững'.

Vừa qua tại Sóc Trăng, Bộ NN-PTNT phối hợp cùng Báo Tuổi Trẻ, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Gỡ khó để thủy sản Việt Nam vươn lên tốp đầu thế giới".

Chương trình quy tụ đông đảo hơn 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ban ngành trung ương, lãnh đạo các tỉnh vùng ĐBSCL, các chuyên gia đầu ngành cùng bà con nuôi tôm.

Ông Nguyễn Thành Tâm, Giám đốc kỹ thuật Tập đoàn Việt Úc chia sẻ tại hội thảo.

Ông Nguyễn Thành Tâm, Giám đốc kỹ thuật Tập đoàn Việt Úc chia sẻ tại hội thảo.

Trong đó, với định hướng "Vì một ngành tôm Việt Nam công nghệ cao, bền vững", Tập đoàn Việt Úc không chỉ triển khai tại Tập đoàn mà còn hướng đến lan tỏa các giải pháp bền vững đến người nuôi tôm.

Tại hội thảo, đại diện cho Tập đoàn Việt Úc, ông Nguyễn Thành Tâm, Giám đốc kỹ thuật đã có phần chia sẻ về định hướng phát triển bền vững của Tập đoàn cũng như cho ngành tôm Việt Nam. 

Theo đó, để ngành tôm phát triển bền vững, bà con cần phải có được lợi nhuận bền vững từ việc nuôi tôm. Muốn vậy, yếu tố đầu tiên là phải có nguồn tôm giống chất lượng cao. Đây là yếu tố chiếm hơn 50% tỷ lệ thành công mỗi vụ nuôi. 

Đó là lý do vì sao Việt Úc đã cho ra đời tôm giống công nghệ cao VUS Leader 21. Gần đây, Việt Úc cũng dành cho Sóc Trăng, Đồng Tháp và các tỉnh khác nuôi tôm giống độ mặn thấp, thậm chí ở cả các vùng nuôi độ mặn thấp ở miền Trung miền Bắc với giải pháp tôm giống chuyên cho độ mặn cực thấp VUS Leader 1/000.

Hội thảo thu hút đông đảo lãnh đạo ngành nông nghiệp, các doanh nghiệp trong ngành tôm. 

Hội thảo thu hút đông đảo lãnh đạo ngành nông nghiệp, các doanh nghiệp trong ngành tôm. 

Cũng theo ông Nguyễn Thành Tâm, người nuôi tôm hiện nay cần phải thay đổi tư duy trong việc ứng dụng mô hình công nghệ, nhất là việc xử lý nguồn nước đầu vào và đầu ra sao cho hiệu quả, bền vững với môi trường; thay đổi tư duy trong việc sử dụng kháng sinh.

"Các mô hình nuôi tôm của Việt Úc trước giờ hoàn toàn không sử dụng kháng sinh. Bây giờ, điều quan trọng là làm sao định hướng đến bà con hạn chế sử dụng kháng sinh và tiến đến không sử dụng kháng sinh và thay bằng vi sinh, xử lý bằng thảo dược", ông Tâm nói.

Tại hội thảo, Tập đoàn Việt Úc cũng đã chia sẻ chi tiết hướng dẫn các kỹ thuật trong chế biến ra các thảo dược, nuôi vi sinh bền vững với môi trường, với ngành tôm trong các buổi giao lưu trực tuyến (truy cập chi tiết tại đường link: https://www.youtube.com/watch?v=W63TVbPJXtg).

Bà con cần tư vấn thêm về các giải pháp kỹ thuật, bài thảo dược hay và bền vững, công nghệ nuôi hay tôm giống công nghệ cao VUS Leader 21, tôm giống chuyên độ mặn cực thấp VUS Leader 1/000, hãy liên hệ đến đại lý, đại diện thương mại hoặc hotline 0903 89 2468 để được tư vấn.

Xem thêm
Vĩnh Phúc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chăn nuôi

Tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chăn nuôi, nhất là quy định mật độ chăn nuôi vùng để phù hợp với thực tế chăn nuôi tại các địa phương.

Công bố lưu hành thương mại vacxin dịch tả lợn Châu Phi Dacovac - ASF2

BẮC NINH Dacovac - ASF2 là sản phẩm vacxin dịch tả lợn Châu Phi thứ 3 tại Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Môi trường cấp phép lưu hành thương mại.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Cơ hội từ Nghị quyết 57: Phải giữ được người tài

Với Nghị quyết 57, cơ hội phát triển đang rộng mở với các viện, trường, cơ sở nghiên cứu khoa học. Nhưng trước hết, các viện, trường phải giữ chân được người tài.

Sơn La khai thác tiềm năng hơn 1 triệu tín chỉ carbon từ rừng

Sơn La Với hơn 671.000 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 47,6%, Sơn La có tiềm năng đạt khoảng gần 1,2 triệu tín chỉ carbon từ rừng hằng năm.