| Hotline: 0983.970.780

Giúp nhà nông làm nông thông minh

Thứ Sáu 08/03/2019 , 12:07 (GMT+7)

Đó là chủ đề buổi hội thảo do UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp với Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức sáng 8/3, tại TP Vị Thanh, thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, doanh nghiệp và đông đảo bà con nông dân trong tỉnh tham gia.

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Lê Tiến Châu mong muốn sẽ sớm chuyển nền nông nghiệp tỉnh nhà sang hữu cơ, sản xuất xanh, nông nghiệp thông minh

Phát biểu khai mạc, ông Lê Tiến Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho rằng, hội thảo là cơ sở để tỉnh tổ chức thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh mới đây, “Hậu Giang cần chuyển từ nền nông nghiệp hóa học sang nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, phát triển dịch vụ và các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ phục vụ nông nghiệp, nông dân cần tích hạn điền đủ lớn để làm nông nghiệp công nghệ cao”.

Theo ông Châu, giúp nông dân làm nông thông minh trong bối cảnh cuộc cánh mạng 4.0 đang diễn ra nhanh chóng, là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, thực hiện đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nhiệp để phát triển sản xuất nông nghiệp xanh bền vững, xây dựng nông thôn mới. Trong đó, Hậu Giang sẽ ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực có lợi thế là thủy sản, rau quả, lúa gạo và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tỉnh cũng đã thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang tại huyện Long Mỹ, diện tích 5.200 ha, với nhiều chính sách hỗ trợ người dân và các nhà đầu tư làm nông nghiệp 4.0. nông nghiệp sạch, xây dựng chuỗi giá trị nông sản.

Tham luận tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Duy Cần, Khoa Phát triển Nông thôn, ĐH Cần Thơ, đề xuất nên có chiến lược ứng dụng phù hợp công nghệ cao trong trong thời đại công nghiệp 4.0 ở Hậu Giang. Vì Hậu Giang là tỉnh mới được chia tách, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hạ tầng cơ sở và công nghệ chưa thật tốt, trình độ nguồn nhân lực giới hạn. Ứng dụng phù hợ là tiếp cận đúng từng ngành hàng, hài hòa với cả công nghệ của giai đoạn nông nghiệp 3.0, như tự động hóa, nhà màng… Điều này đồng nghĩa với sản xuất thông minh, nông nghiệp chính xác, hiệu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu.

“Các ngành của Hậu Giang có tiềm năng ứng dụng công nghệ cao và tiếp cận nông nghiệp 4.0 là: sản xuất lúa gạo, thủy sản (cá tra), rau, hoa, cây ăn quả có múi… và quan trọng là phải có doanh nghiệp sẵn sang đầu tư sản xuất. Bên cãnh đó, cần có các giải pháp cụ thể từ sự chỉ đạo, thay đổi tư duy và sự đồng hành của các bên lên quan là chìa khóa thành công”, TS Cần đề xuất.

Nông dân tìm hiểu về các thiết bị sản xuất nông nghiệp thông minh được trưng bày tại hội thảo

Tại hội thảo, nhiều tham luận đã cho thấy, nếu biết lựa chọn và đầu tư khoa học công nghệ phù hợp, sẽ giúp sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao ngay cả trong điều kiện thời tiết bất lợi, biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt hơn. Và đặc biệt là, máy móc, công nghệ còn giúp giải quyết tốt bài toán đầu ra cho nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm. Cụ thể như cơ sở Kỳ Như mỗi ngày có thể thu mua cả tấn cá that lát của nông dân để đưa vào chế biến, HTX Hậu Giang Yên Bình An với sản phẩm trà mãng cầu đã giúp nông dân trồng mãng cầu xiêm yên tâm đầu tư sản xuất, Cty Tiến Thịnh với sản phẩm trái cây sấy, nước ép trái cây cô đặc đã giúp nông dân đầu tư phát triển vùng nguyên liệu như xoài, khóm…

Ngoài ra, nhiều đơn vị cũng mang đến trưng bày tại hội thảo nhiều móc móc, thiết bị công nghệ tiên tiến, như cảm biến quan trắc môi trường thông minh, thiết bị làm nông nhiều chức năng trong một, thiết bị bay không người lái chuyên dụng để phun thuốc BVTV… TS. Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch Tập đoàn Rynan Holdings SJC đã giới thiệu hàng loạt thiết bị giúp nông dân “canh tác lúa thông minh - ứng phó với biến đổi khí hậu”,

Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Tạo cú hích cho Đề án 1 triệu ha lúa trong vụ đông xuân 2024-2025

Vụ đông xuân 2024 - 2025, nhiều giải pháp, mô hình đồng bộ sẽ được triển khai phục vụ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại ĐBSCL.