Theo đó, tổ chức ủng hộ mạnh mẽ lệnh cấm sử dụng ba loại hóa chất này cho rằng, có bốn nhân tố đằng sau quyết định lùi áp dụng lệnh cấm của chính phủ.
Một nhóm các nhà hoạt động vì môi trường tuần hành ủng hộ lệnh cấm |
Thứ nhất theo BioThai, hành động của chính phủ là không có gì bất ngờ bởi nó giống y hệt Malaysia hồi năm 2005-2007 khi ra lệnh cấm paraquat và bị các công ty hóa chất đa quốc gia “câu kết” với ngành công nghiệp cao su và cọ dầu ở trong nước gây áp lực lên chính phủ buộc phải dỡ bỏ. Tuy nhiên, rốt cục thì chính phủ Malaysia cũng không thể chịu nổi áp lực từ cả trong nước và quốc tế và sẽ tái khởi động lại lệnh cấm bắt đầu từ năm 2020 tới.
Tương tự là tại Sri Lanka, chính phủ nước này cũng từng tuyên bố cấm sử dụng hoạt chất glyphosate trên tất cả các loại cây trồng vào năm 2015. Nhưng sau đó vẫn phải cho phép hạn chế sử dụng trên cao su và chè cho tới giữa năm 2018 sau các “chiến dịch lobby” của các công ty hóa chất khổng lồ.
Ngay cả Mỹ, dưới thời Tổng thống Obama cũng ban hành lệnh cấm sử dụng chlorpyrifos vào năm 2015. Và sau khi ông Donald Trump lên thay thế, lập tức đã bổ nhiệm ông Scott Pruitt (người có mối quan hệ thân thiết với Công ty Hóa chất Dow) làm người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA).
Và ông Pruitt đã phế bỏ ngay lệnh cấm từng bị cáo buộc gây độc hại gây hại cho trẻ em và dẫn tới sức ép buộc phải từ chức, sau khi tòa án Mỹ ra phán quyết rằng lệnh cấm phải được khôi phục sau 60 ngày. Hiện vụ việc này vẫn chưa chấm dứt vì đang còn thời hiệu kháng cáo.
Thứ hai là các yếu tố ảnh hưởng đến Thái Lan gồm có: Sức ép từ Mỹ ngay từ khi Ủy ban Chất độc hại quốc gia Thái Lan đề xuất lệnh cấm 3 loại hoạt chất paraquat, glyphosate và chlorpyrifos hồi trung tuần tháng 10 thì giới chức Mỹ và cả Công ty Hóa chất Dow đã viết thư cho chính phủ Thái Lan để phản đối.
Hàng ngàn nông dân xuống đường biểu tình phản đối lệnh cấm của chính phủ hồi cuối tháng 11 |
Lý do phản đối của Mỹ cho rằng, lệnh cấm glyphosate sẽ khiến Thái Lan phải mua các loại hóa chất thay thế đắt đỏ hơn, trị giá 75-125 tỷ bạt. Tiếp đến là lệnh cấm không dựa trên cơ sở khoa học cũng như thiếu dữ liệu đánh giá rủi ro từ EPA và sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu đậu nành, lúa mì và các loại nông sản khác của Mỹ sang Thái Lan, tổng trị giá 51 tỷ bạt mỗi năm.
Thứ ba, ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi đầy thế lực của Thái Lan cũng “vào hùa” với Mỹ khi lên tiếng, lệnh cấm glyphosate sẽ ảnh hưởng đến họ có khả năng gây thiệt hại hàng nghìn tỷ bạt và nguy cơ khiến 2 triệu người thất nghiệp. Giới này thậm chí còn loan tin dọa chính phủ sẽ đối mặt các rào cản thương mại từ các nước...
Trong khi đó ở nội các, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Suriya Juangroongruangkit từng là người đầu tiên yêu cầu chính phủ xem xét lại lệnh cấm glyphosate sau khi ông kiêm nhiệm chiếc ghế Chủ tịch Ủy ban Chất độc hại quốc gia. Về phía Bộ Nông nghiệp cũng nghiêng về quan điểm hủy bỏ lệnh cấm khi viện dẫn vô số lý do như trái với thỏa thuận của WTO; có tới 75% nông dân phản đối; không đủ hóa chất thay thế; phải bồi thường cho nông dân nhiều tiền; khó khăn trong việc hoàn trả hóa chất đã nhập về nước và phương hại đến nền kinh tế khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng. |