Đề nghị của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đối với chính phủ Thái Lan nhằm mục đích trì hoãn lệnh cấm nông dân sử dụng loại hóa chất nông nghiệp glyphosate, sản phẩm của gã khổng lồ Mỹ Monsanto.
Paraquat là sản phẩm của tập đoàn Monsanto (Mỹ) |
Điều này sẽ khiến gián đoạn hoạt động nhập khẩu đậu tương, lúa mì, cà phê, táo, nho và nhiều loại hàng nông sản khác của Mỹ sang Thái Lan, trị giá 51 tỷ bạt hàng năm và tương tự như các đối tác thương mại khác. Lý do là các loại hàng nông sản của Mỹ nhập vào Thái Lan vốn có dư lượng thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu ở nồng độ được phép theo luật Mỹ
Trước đó hôm 22/10, chính phủ Thái Lan đã ra quyết định cấm nông dân trong nước sử dụng ba loại hóa chất độc hại trên đồng ruộng gồm paraquat, glyphosate và chlorpyrifos nhằm thực hiện lộ trình bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân, bất chấp nhiều phản ứng trái chiều trong nước. Đặc biệt là nông dân trồng lúa và trồng mía, có thể gây ra một đơn kiện lệnh cấm này.
Lệnh cấm của Thái Lan gây ra nhiều phản ứng trái chiều |
Theo đó, từ 1/12/2019, loại thuốc diệt cỏ dạng nước (herbicides paraquat) , thuốc diệt cỏ dạng khô (glyphosate) và thuốc trừ sâu (chlorpyrifos) bị nâng cấp từ hóa chất có hại loại 3 thành hóa chất độc hại loại 4 và bị cấm sản xuất, sử dụng, sản xuất và xuất nhập khẩu.
Ông Ted McKinney, phụ tá Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ, phụ trách lĩnh vực thương mại và nông nghiệp quốc tế của USDA đã viết bức thư cho Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha và chín vị Bộ trưởng khác yêu cầu chính phủ nước này xem xét lại lệnh cấm thuốc trừ sâu glyphosate.
Ông McKinney cũng cho rằng, Ủy ban quốc gia về các loại hóa chất độc hại của Thái Lan đã ra một quyết định cấm không dựa trên bằng chứng khoa học.
Tiếp đó, Đại sứ Mỹ tại Bangkok cũng đã viết một bức thư khác cho Bộ trưởng Công nghiệp Thái Lan Suriya Juangroongruangkit để giải thích những tác động của lệnh cấm trên đối với nông dân Thái Lan cũng như xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Thái Lan.
Phản hồi, ông Suriya cho biết chính phủ Thái Lan sẽ cần phải tiến hành một nghiên cứu toàn diện về các loại hóa chất thay thế bởi vì nhiều bên liên quan sẽ bị ảnh hưởng. Bộ trưởng Công nghiệp Thái Lan cũng khẳng định, việc này không nên bị chính trị hóa bởi nó sẽ phát sinh thêm những vấn đề mới.
Trong bức thư của mình, ông McKinney đã yêu cầu đối tác lùi lệnh cấm nông dân sử dụng hóa chất glyphosate, ít nhất là chờ đến khi ông này có chuyến công du Thái Lan để thảo luận cụ thể.
Hoạt chất Paraquat được chế xuất thành nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật tại Thái Lan |
Đại diện chính phủ Mỹ cũng cho rằng, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đã chứng minh rằng, glyphosate không gây rủi ro lớn đối với sức khỏe con người khi nó được sử dụng đúng cách.
“Nghiên cứu của EPA phù hợp với các đánh giá khoa học được thực hiện bởi các quốc gia khác bao gồm Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Úc và liên Cơ quan Nông nghiệp và Thực phẩm của Liên Hợp quốc về Dư lượng thuốc trừ sâu”, bức thư viết.
USDA ước tính, lệnh cấm sẽ khiến nông dân Thái Lan phải mất thêm chi phí sản xuất từ 75 đến 125 tỷ bạt do họ sẽ phải mua những sản phẩm thay thế đắt đỏ hơn. Và nếu không có hoặc thiếu loại thuốc bảo vệ thực vật thay thế phù hợp thì nông dân sẽ phải thuê nhân công để nhổ cỏ dại. Tổng chi phí cộng với tổn thất năng suất cây trồng dự kiến sẽ lên tới 128 tỷ bạt. |