| Hotline: 0983.970.780

Thái Lan: Thu hồi và hoãn lệnh cấm với 3 hoạt chất trừ cỏ

Thứ Năm 28/11/2019 , 14:08 (GMT+7)

Theo đó, sẽ hủy bỏ lệnh cấm đối với hoạt chất glyphosate và trì hoãn thời gian thực hiện lệnh cấm 2 hoạt chất paraquat và chlorpyrifos tới 1/6/2020.

Nông dân Thái Lan biểu tình phản đối lệnh cấm 3 hoạt chất trừ cỏ.

Quyết định này được đưa ra sau quá trình lấy ý kiến công chúng với khoảng 75% ý kiến phản đối lại các lệnh cấm này; đồng thời dựa trên qua trình xem xét của Hội đồng đánh giá về các tác động bất lợi có thể có từ lệnh cấm đối với nông dân, ngành công nghiệp hóa chất và thương mại quốc tế.

Tháng trước, Hội đồng Quốc gia về Hóa chất có Nguy cơ (National Hazardous Substances Committee) của Thái Lan đã bỏ phiếu cho việc cấm glyphosate, paraquat và chlorpyrifos, bắt đầu từ ngày 1/12/2019, nhấn mạnh đây là các “hóa chất gây hại”.

Ngay sau đó, nhiều nhóm nông dân từ các địa phương đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối kế hoạch cấm. Họ cho rằng việc thiếu hụt các hoạt chất này có thể tổn hại tới cuộc sống của họ.

Chính phủ Mỹ cũng đã phản đối động thái cấm của Thái Lan đối với 3 loại chất hóa học này, đặc biệt là glyphosate, cho rằng điều này có thể gây ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng nông sản của Mỹ sang Thái Lan.

Sau khi xem xét lại, Chính phủ Thái Lan đã tuyên bố gỡ bỏ lệnh cấm đối với glyphosate, cho phép tiếp tục sử dụng trong giới hạn mức tồn dư cho phép (MRL) như hiện nay, và đẩy lùi quyết định cấm đối với paraquat và chlorpyrifos thêm 6 tháng, tức là lệnh cấm sẽ có hiệu lực vào ngày 1/6 năm sau.

Một tuyên bố được đưa ra từ Hội đồng Quốc gia về Hóa chất có Nguy cơ Thái Lan “Sau khi thảo luận về vấn đề quản lý các hóa chất có nguy cơ, chúng tôi thấy rằng chúng ta không thể quản lý được tình hình nếu lệnh cấm có hiệu lực vào ngày 1 tháng 12”.

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Thái Lan, ông Suriya Juangroongruangkit phát biểu: "Chúng tôi thấy rằng quyết định cấm glyphosate có thể gây thiệt hại khoảng hàng trăm tỷ Baht và chúng tôi cũng không thể tiếp tục nhập khẩu đậu tương từ Mỹ và Brazil”.

Ông Charuk Sriputtachart, một đại diện nông dân, cho rằng "Lệnh cấm có thể dẫn đến việc khủng hoảng thiếu hụt thực phẩm trên toàn quốc và ảnh hưởng tiêu cực tới việc xuất khẩu nông sản của Thái Lan.

Cũng theo ông Charuk, lệnh cấm sẽ tác động tới khoảng 2 triệu nông hộ, khiến chi phí sản xuất tăng lên gấp 3 và làm giảm tổng sản sản lượng nông nghiệp khoảng 20–30%.

Điều này cũng ảnh hưởng tới công việc của khoảng 12 triệu công nhân làm việc trong các ngành hóa chất, nông nghiệp và thực phẩm, dẫn đến tổng thiệt hại kinh tế khoảng 1,7 nghìn tỷ Baht Thái (tương đương với 76.8 tỷ đô la Mỹ).

Chính phủ Thái Lan cho biết một lệnh cấm vội vàng có thể có chi phí rất cao vì cần tiêu hủy tới 23.000 tấn các loại hóa chất còn lại trên toàn quốc.

Ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguyên liệu thô do việc thiếu hụt các giải pháp thay thế cho việc nhập nguyên liệu có sử dụng các hóa chất này.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất