| Hotline: 0983.970.780

Góp ý sửa Luật Đất đai

Thứ Năm 21/03/2013 , 09:56 (GMT+7)

Ngày 18/3, tại TP Cần Thơ, Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội và Tổ chức Oxfam tổ chức hội thảo “Xem xét, bình luận báo cáo tổng hợp kết quả tham vấn ý kiến nhân dân và góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi”.

Ngày 18/3, tại TP Cần Thơ, Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội và Tổ chức Oxfam tổ chức hội thảo “Xem xét, bình luận báo cáo tổng hợp kết quả tham vấn ý kiến nhân dân và góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi”. Tham dự có Viện trưởng Đinh Xuân Thảo, Đại diện Oxfam Bert Maeten và nhiều lãnh đạo địa phương vùng ĐBSCL, Đông Nam bộ tham dự.

Mở đầu cuộc hội thảo, là trình bày kết quả tham vấn cộng đồng tại các tỉnh Yên Bái, Quảng Bình, Hòa Bình, Long An, do Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội và Oxfam thực hiện từ tháng 11/2012 đến tháng 2/2013.

Với mục đích, lắng nghe tiếng nói của người nông dân và chuyển đến các nhà quản lý để có chính sách thích hợp, tránh gây ra bất ổn xã hội; những câu chuyện cụ thể của người nông dân đã có nhiều gợi mở để thảo luận góp ý sửa đổi Luật Đất đai.


Ông Vũ Văn Định, Phó Chủ tịch UBND phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình): “Định giá đất bồi thường hiện nay không khoa học tí nào”

Chuyện quy hoạch sử dụng đất

Ông Nguyễn Văn Chiến ở tổ dân phố 2B, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ (Văn Chấn, Yên Bái) kể nỗi khổ về quy hoạch một thao trường bắn ngay tại địa phương. Quy hoạch năm 2003, diện tích 200 ha, đến nay mới thu hồi khoảng 100 ha theo kiểu da báo, đặc biệt mới lấy đất ở hai quả đồi, còn nhà ông Chiến nằm giữa hai quả đồi cũng trong quy hoạch nhưng chưa đền bù di dời.

“Mỗi năm, ít nhất một lần tập bắn, gia đình tôi phải dậy từ 5 giờ sáng để đưa con cái di tản, đồng thời nhốt trâu, bò, lợn gà lại. Thường 12 giờ mới xong, nhưng gia đình tôi cũng chưa được về ngay vì còn phải chờ kiểm tra còn sót thuốc nổ, đạn chưa nổ hay không. Súng lớn đặt ở quả đồi bên này, bắn sang quả đồi bên kia, mỗi lần bắn là tường nhà tôi rung chuyển muốn sập”, ông Chiến than thở.

PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến ở Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, Luật Đất đai 2003 quy định nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là “dân chủ, công khai” nhưng thiếu “định lượng” nên vi phạm xảy ra phổ biến. Theo ông, Luật sửa đổi cần quy định cụ thể “định lượng” thực hiện dân chủ, công khai trong quy hoạch, sử dụng đất và nếu vi phạm, có thể xử lý hình sự.

Chuyện về chế độ sử dụng đất

Ông Hồ Đài, Trưởng bản Khe Cát, xã Trường Sơn (Quảng Ninh, Quảng Bình) nói: “Xã không thiếu đất nhưng bà con lại thiếu đất vì phần lớn đất là của lâm trường”. Ông Hồ Văn Kiều ở bản Khe Cát, than thở: “Người Vân Kiều từ lâu sống ở rừng, nhờ rừng nuôi. Nay rừng có đó mà cũng như không vì bà con không sản xuất được”. Xã Trường Sơn có diện tích tự nhiên hơn 77.427 ha nhưng các lâm trường quản lý 96,4%, dân bản chỉ quản lý 1,3%.

Cuối năm 2012, UBND xã đề nghị giao đất cho dân sản xuất, UBND tỉnh ra quyết định thu hồi của lâm trường hơn 2.100 ha để giao cho dân. Nhưng trong đó, chỉ 15% có thể sản xuất, còn lại núi dốc, không có đường đi nên không thể sản xuất.

PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến nói, dự thảo Luật sửa đổi chưa đề cập đến trách nhiệm của các lâm trường trong quản lý sử dụng đất là thiếu sót. Ông Huỳnh Văn Tiếp, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ, nhận xét, các lâm trường và nông trường chủ yếu nhận đất được Nhà nước giao để đi cho thuê lại với nông dân.

Chuyện định giá đất

Ông Vũ Văn Định, Phó Chủ tịch UBND phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình), chia sẻ: “Nông dân sống nhờ vào đất, chỉ tính sơ bộ một mét vuông trồng rau, mỗi năm thu 10 lứa được 30 mớ, bán được ít nhất 150.000 đồng. Đó là chưa kể giá trị sản xuất trong nhiều năm. Vậy mà áp giá chỉ có 55.000 đ/m2 là không khoa học tí nào”.

Giá bồi hoàn đất ở xã còn bất hợp lý hơn. Ông Dũng ở xóm Cộng 2, xã Quy Hậu (Tân Lạc, Hoà Bình), kể: “Khi tôi nộp đơn xin sổ đỏ cho khu vườn, phải trả tiền thuế cho 55.000 đ/m2, nhưng nhà nước bồi thường có 36.000 đ/m2, quá rẻ”.

Ông Huỳnh Văn Tiếp, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ, kiến nghị, Luật sửa đổi nên quy định đa sở hữu đất, khi thu hồi áp dụng hình thức trưng mua, trưng thu. Chuyên gia Oxfam nói thêm “nếu có đầu tư, Nhà nước nên mua trước và đấu thầu lại cho các doanh nghiệp”.

Chuyện tái định cư

“Nhà nước không phải là chủ sở hữu đất đai mà chỉ là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai. Trong khi đó, người bị thu hồi đất lại thuộc về phạm trù “toàn dân là chủ sở hữu đất đai” lại bị người đại diện cho mình (Nhà nước) thu hồi đất vì mục đích kinh tế”, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến.

Ông Nguyễn Văn Nguyên ở khu phố 9, thị trấn Mộc Hoá (Mộc Hoá, Long An) kể, năm 2000, UBND huyện xây dựng một tuyến dân cư, vận động ông giao 3.000 m2 đất với giá 5.000 đ/m2 để được ưu tiên mua một lô trên đất cũ. Ông vui vẻ giao đất nhưng 5 năm sau, chưa có nền mà chỉ niêm yết một lô rộng 64 m2, giá 54 triệu đồng, ở nơi khác đất cũ.

“Ngày 5/6/2012, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện gửi thông báo, một lô đất 108,8 triệu đồng, tức là giá 1,7 triệu đồng/m2. Chúng tôi đang khiếu nại, yêu cầu UBND huyện giữ lời hứa”, ông Nguyên nói.

Nhiều chuyên gia và đại biểu dự hội thảo phát biểu, việc quản lý đất đai phải được điều chỉnh bằng luật, hạn chế các văn bản dưới luật. Theo đó, Luật Đất đai sửa đổi “phải quy định cụ thể về nghĩa vụ và các chế tài mà nhà đầu tư phải chịu nếu như không thực hiện đúng cam kết, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân”.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm