| Hotline: 0983.970.780

Gượng dậy sau cơn đau

Thứ Sáu 04/10/2013 , 11:16 (GMT+7)

Sau bão, trước cảnh hoang tàn và đổ nát, mỗi người dân Quảng Bình cùng chung tay, chung sức để gượng đứng dậy.

Cơn bão số 10 đổ bộ và càn quét tại tỉnh Quảng Bình trong khoảng 5 giờ đồng hồ nhưng đã để lại quá nhiều thiệt hại cho người dân. Sau bão, trước cảnh hoang tàn và đổ nát, mỗi người dân Quảng Bình cùng chung tay, chung sức để gượng đứng dậy .

Tại TP Đồng Hới, nơi có hàng ngàn cây xanh bị ngã đổ gãy, Trung tâm công viên cây xanh Đồng Hới đã được Công ty công viên cây xanh thành phố Đà Nẵng chi viện kịp thời người và phương tiện ra giúp sức.

Ông Phạm Quốc Hùng- Giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Đồng Hới cho biết: “Ngoài sự chia sẻ của các đơn vị bạn, chúng tôi phải tăng cường lực lượng làm 24/24 giờ để khẩn trương dọn dẹp cây cảnh và các loại phế liệu khác. Anh em công nhân làm không ngơi nghỉ. Nhiều chị em phụ nữ cũng phải gác việc nhà để làm việc đến đến tận sáng mai mới được nghỉ ngơi chút ít lấy sức rồi lại tất tả theo công việc”.

Ông Trần Đình Dinh- Chủ tịch UBND TP Đồng Hới cũng đã chỉ đạo cố gắng trồng lại các cây xanh bị đổ, bật gốc trên địa bàn thành phố chứ không cắt bỏ.

Sau bão, các Chi nhánh Điện cao thế Quảng Trị, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, Công ty Điện lực Đà Nẵng, Công ty Điện lực Quảng Ngãi, Chi nhánh Lưới điện Cao thế Miền Trung, Chi nhánh Lưới điện Cao thế Quảng Nam-Đà Nẵng... với đầy đủ phương tiện đã đến giúp Công ty Điện lực Quảng Bình khắc phục hậu quả. Ông Thái Hồng Quân- Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Bình cho biết: “Một số điểm tại Đồng Hới và các huyện, thị trấn đã được cấp điện trở lại. Tuy nhiên, để có điện trên diện rộng và điện cho sản xuất cũng phải mất thêm thời gian mới đáp ứng được”

Hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ lượng lượng công an, quân đội, Bộ đội Biên phòng đã sát cánh cùng người dân trong việc khắc phục bão lũ. Thiếu tướng Từ Hồng Sơn-  Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình cho biết: “Đã tăng cường hơn 100 cán bộ, chiến sỹ của Bộ Công an về với những vùng Quảng Xuân, Quảng Hòa (huyện Quảng Trạch) và ở các địa phương khác của huyện Bố Trạch để cùng nhân dân dựng lại nhà cửa”.

Đại tá Nguyễn Văn Phúc - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh cũng đã trực tiếp chỉ đạo cán bộ chiến sỹ các đơn vị đến với người dân các xã vùng biển huyện Lệ Thủy, giúp ngư dân Cảnh Dương trục vớt tàu bị chìm trong bão. “Chúng tôi giúp dân dựng nhà cửa, khám chữa bệnh và hỗ trợ kịp thời những vấn đề khác” - đại tá Phúc cho biết thêm.

Trên tất cả mọi vùng quê, người dân giúp nhau lợp lại mái nhà, sẽ chia cho nhau từng tấm ngói lợp, từng cân xi măng để trát, vá lại những mảng tường bị bão đập vỡ. Bà Lê Thị Na (xã Hàm Ninh - huyện Quảng Ninh) chỉ lên mái nhà đã được lợp kín nói: “Hôm qua mấy chú trong thôn đến cho mấy chục tấm ngói tuy cũ nhưng còn lành lặn với xi măng rồi giúp tui lợp lại nhà, chặt dọn cây cối. Vì nhà tui neo đơn nên được ưu tiên, chứ còn nhiều nhà vẫn chưa được lợp vì không đủ ngói”.

Ông Nguyễn Hữu Hoài - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo trích 19 tỷ đồng từ nguồn ngân sách dự phòng của tỉnh để hỗ trợ khẩn cấp cho những gia đình gặp khó khăn để nhân dân sớm ổn định cuộc sống. Quảng Bình cũng đề nghị Trung ương hỗ trợ 10.000 tấn gạo cho người dân vùng bị thiệt hại nặng do bão gây ra.

Chùm ảnh Quảng Bình khắc phục thiệt hại do bão số 10 gây ra:


Ông Nguyễn Xuân Quang - Phó  Chủ tịch UBND tỉnh thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại nặng


BĐBP tỉnh giúp nhân dân lợp mái nhà


Khám chữa bệnh cho người dân ở Lệ Thủy


Trục vớt tàu chìm ở Cảnh Dương


Công nhân trung tâm công viên cây xanh làm suốt đêm để dọn vệ sinh


Trồng lại cây xanh bị đổ


Người dân TP Đồng Hới tu sửa lại nhà cửa


Công nhân ngành điện khắc phục sự cố điện lưới


Người dân làm đường để thông tuyến GTNT 

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm