| Hotline: 0983.970.780

Hà Nam phát triển đàn bò thịt là hướng đi đúng

Thứ Sáu 09/07/2021 , 07:23 (GMT+7)

Việc Hà Nam tập trung phát triển đàn bò thịt là 1 hướng đi đúng. Tỉnh cần tiếp tục phát triển mạnh hơn trong thời điểm thịt bò đang có nhiều tiềm năng, lợi thế.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu đoàn công tác của Bộ NN-PTNT kiểm tra tình hình chăn nuôi của Hà Nam ngày 8/7. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu đoàn công tác của Bộ NN-PTNT kiểm tra tình hình chăn nuôi của Hà Nam ngày 8/7. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hà Nam là địa phương có truyền thống về phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa. Chính vì vậy tỉnh có sức hút lớn đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi cũng như thức ăn chăn nuôi.

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), thời gian qua, chăn nuôi nông hộ của Hà Nam không được hỗ trợ nhiều, chỉ với 83.000 tỷ đồng trong vòng 5 năm, nhưng đã tạo được chuyển biến tốt, hiệu quả cao từ giống, môi trường đến các điều kiện có liên quan, đặc biệt là công tác cải tạo đàn gia súc, gia cầm.

Cho đến nay thể chế chăn nuôi về cơ bản đã hoàn chỉnh, đó là nền tảng để ngành chăn nuôi có thể phát triển thuận lợi trong 10 năm tới. Lãnh đạo Cục Chăn nuôi cho rằng tỉnh Hà Nam cần tiếp tục tuyên truyền Luật Chăn nuôi cho người nông dân tuân thủ những điều kiện về giống, thức ăn, môi trường.

Bên cạnh đó, tỉnh cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các chuỗi chăn nuôi. Thức ăn xanh trong chăn nuôi gia súc ăn cỏ rất quan trọng thế nhưng người chăn nuôi Hà Nam mới chỉ tự chủ được cỏ và vẫn phải đi mua ngô sinh khối.

Ông Nguyễn Văn Trọng cho hay, thời gian vừa qua giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, và tới đây một số doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng giá thêm 5% nữa do nguyên liệu chưa được vận chuyển về trong nước.

Do vậy, tỉnh cần tính đến phương án chuyển đổi đất sang trồng thức ăn xanh, trồng ngô sinh khối cho gia súc để có thể chủ động được nguồn thức ăn. Cần tận dụng nguồn nguyên liệu thức ăn trong nước, đặc biệt là thức ăn cho 2 đối tượng gia súc ăn cỏ và gia cầm.

Ngoài ra, tỉnh Hà Nam cũng cần cố gắng tái đàn lợn, mặc dù số lượng không nhiều nhưng phải nâng cao chất lượng cũng như năng suất. Bên cạnh đó cần tăng cường năng lực sản xuất giống tại chỗ và phát huy nguồn gene bản địa sẵn có của địa phương.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kiểm tra vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục trâu bò. Ảnh: Phạm Hiếu

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kiểm tra vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục trâu bò. Ảnh: Phạm Hiếu

Phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Nam ngày 8/7, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhận định việc Hà Nam tập trung phát triển đàn bò thịt là 1 hướng đi đúng. Thời gian tới tỉnh cần tiếp tục phát triển mạnh hơn trong thời điểm thịt bò đang có nhiều tiềm năng, lợi thế.

“Cần phải nhấn mạnh lại rằng công tác thú y chính là lá chắn thép cho phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Nếu Hà Nam không nắm chắc công tác thú y phòng bệnh thì nền kinh tế của địa phương sẽ bị thiệt hại nặng nề. Những bệnh dịch do virus gây ra như viêm da nổi cục, cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng thì nhất định phải tiêm vacxin”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Nam, trong 6 tháng đầu năm 2021, tình hình sản xuất chăn nuôi, thủy sản của tỉnh tiếp tục gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá.

Tổng đàn lợn của tỉnh ước đạt 377.167 con, tăng 7,8% so với cùng kỳ; tổng đàn gia cầm ước đạt trên 9 triệu con, tăng 20,3% so với cùng kỳ; tổng đàn trâu ước đạt 3.648 con, tăng 1,8% so với cùng kỳ; tổng đàn bò đạt 32.670 con, tăng 1,6% so với cùng kỳ (trong đó đàn bò sữa đạt 4.420 con, tăng 12% so với cùng kỳ).

Giá trị sản xuất chăn nuôi (theo giá năm 2010) ước đạt 1.825,4 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước và đạt 51,5% so với kế hoạch.

“Nhờ có sự quan tâm của chính quyền nên công tác thú y phòng bệnh tại Hà Nam đã đạt kết quả tốt trong 6 tháng đầu năm 2021. Các dịch bệnh quan trọng trên đàn vật nuôi cũng như trong nuôi trồng thủy sản cơ bản được kiểm soát. Đồng thời tỉnh đã chủ động giám sát và cảnh báo để kịp thời có biện pháp xử lý”, Phó Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.