| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội chây ì tiền nợ thuỷ lợi phí!

Thứ Năm 25/03/2010 , 07:30 (GMT+7)

Hà Nội bỏ ra vài tỷ miễn thuỷ lợi phí cho nông dân thì đâu có đáng gì so với nguồn thu ngân sách không lồ đứng thứ nhì cả nước. Vậy mà, 2 năm nay Thủ đô cứ chây ì không chịu trả tiền cho Cty Dịch vụ thuỷ lợi Phúc Yên (Vĩnh Phúc) trong khi Cty này cứ è lưng bơm nước cho nông dân các huyện Sóc Sơn và Mê Linh.

Hà Nội bỏ ra vài tỷ miễn thuỷ lợi phí cho nông dân thì đâu có đáng gì so với nguồn thu ngân sách không lồ đứng thứ nhì cả nước. Vậy mà, 2 năm nay Thủ đô cứ chây ì không chịu trả tiền cho Cty Dịch vụ thuỷ lợi Phúc Yên (Vĩnh Phúc) trong khi Cty này cứ è lưng bơm nước cho nông dân các huyện Sóc Sơn và Mê Linh.

Sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội.

Đi trên những đồng lúa các xã Minh Trí, Minh Phú thuộc huyện Sóc Sơn, lúa vụ xuân đã lên rất đẹp sau khi được tưới dưỡng đợt 2. Tôi hỏi một bác nông dân: Lúa đẹp như thế này thì được mùa to bác nhỉ? Trả lời: Chả biết được, vì nếu họ không bơm nước cho mình tưới dưỡng, lại đúng lúc trổ bông là…ăn mày. Mấy vụ nay họ đều doạ là sẽ cắt nước, chúng tôi lo ngay ngáy, vì nghe nói đâu TP Hà Nội chưa trả tiền bơm nước 2 năm rồi. Chúng tôi cứ bảo nhau làm gì có chuyện Hà Nội giàu có mà nợ mấy đồng thuỷ lợi phí.

Nhớ lại vụ xuân năm ngoái, khi nông dân đang cần nước nhất để gieo cấy thì Cty thuỷ nông doạ ngừng cấp nước vì thành phố nợ tiền thuỷ lợi phí của họ, nhưng vì vấn đề ổn định nên Cty thuỷ nông đã phải “xuống thang” cấp nước cho dân cấy. Những tưởng, vấn đề ấy năm nay không lặp lại nữa, nào ngờ nợ vẫn hoàn nợ.

Cty Dịch vụ thuỷ lợi Phúc Yên (Vĩnh Phúc) phụ trách tưới cho 2.300 ha lúa của tỉnh và gần 550 ha của Hà Nội. Mấy vụ trở lại đây, do mực nước sông thấp, nguồn nước khó khăn nên vụ nào Cty cũng “bò” ra để lấy nước đủ tưới cho lúa và hoa màu. Vụ xuân này, để tưới được hết diện tích, Cty đã bỏ ra 1,2 tỉ đồng để lắp máy bơm dã chiến, nạo vét kênh mương, nhiều diện tích phải tưới tới 4 cấp. Hiện nay, có khoảng trên 300 ha lúa thuộc TX Phúc Yên đang nằm chờ nước vì mực nước sông Cà Lồ “chết” không còn một giọt nước nào. 1 tuần nữa diện tích trên không có nước là coi như mất mùa. Nhưng Cty vẫn đảm bảo cứu hạn cho người anh em bên Hà Nội. Một cán bộ của Phòng tưới tiêu bảo: “Cứ làm việc nghĩa mãi thế này, lực Cty cũng cạn”.

Kênh mương thủy lợi ở ngoại thành Hà Nội.
PGĐ Cty Dịch vụ thuỷ lợi Phúc Yên Nguyễn Minh Thắng cho biết, Cty kí hợp đồng với các HTX của Hà Nội để cấp nước sản xuất cho dân. Từ năm 2008 đến nay, năm nào chúng tôi cũng cấp đủ nước cho diện tích thuộc các xã Minh Phú, Minh Trí (Sóc Sơn) và Bạch Trữ (Mê Linh) nhưng chúng tôi lại không được thanh toán tiền thuỷ lợi phí. Số tiền nợ đã lên đến khoảng 1,3 tỉ đồng, chưa kể vụ xuân 2010 này khoảng 480 triệu đồng.

“Hà Nội lại cấp bù tiền thuỷ lợi phí về cho huyện và Cty Thuỷ lợi của Hà Nội, chứ không cấp cho chúng tôi. Đòi HTX thì HTX không biết lấy tiền đâu ra trả. Chúng tôi kiến nghị, hết bằng miệng lại bằng văn bản lên UBND 2 huyện Mê Linh, Sóc Sơn và Sở NN-PTNT Hà Nội thì không được hồi âm. Mãi mới đây, chúng tôi quyết định có văn bản gửi UBND TP Hà Nội “đòi nợ” tiền thuỷ lợi phí, và ra “tối hậu thư” nếu không trả tiền sẽ không cấp nước cho các xã thuộc huyện Sóc Sơn và Mê Linh nữa. Lúc ấy, UBND TP Hà Nội mới giao cho Sở Tài chính và Sở NN-PTNT xem xét để chi trả cho chúng tôi. Nhưng đến nay vẫn chưa trả. Trong khi chúng tôi thì vẫn phải còng lưng cứu hạn cho họ”- ông Thắng bức xúc.

Cty thuỷ lợi rơi vào tình cảnh khó khăn, và chừng nào Hà Nội chưa trả nợ Cty thuỷ lợi tiền thuỷ lợi phí thì hàng ngàn nông dân Hà Nội vẫn chưa thể “ăn ngon ngủ yên”.

Ông Thắng cho hay, trong buổi làm việc mới đây với phía Hà Nội, Sở NN-PTNT Hà Nội đã đồng ý chi trả nợ nhưng Hà Nội đòi xác định mức chi trả là bao nhiêu và rà soát lại diện tích tưới…Nếu chưa thống nhất được thì chắc còn dài dài chúng tôi mới thu được. Vì mức miễn thuỷ lợi phí của hai địa phương Hà Nội và Vĩnh Phúc khác nhau. Ở Hà Nội thì chi trả cho các xã Minh Trí, Minh Phú (Sóc Sơn) là vùng trung du nên thấp, trong khi đó Cty lại kí với các HTX là mức chi trả áp dụng cho vùng đồng bằng.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nghề cói Kim Sơn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1150/QĐ-BVHTTDL đưa nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.