| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội chọn địa điểm bình ổn giá các mặt hàng

Chủ Nhật 04/07/2010 , 08:55 (GMT+7)

Hà Nội sẽ lựa chọn các địa điểm cụ thể để bố trí cho doanh nghiệp tổ chức kinh doanh các mặt hàng thiết yếu nhằm bình ổn giá.

Ảnh chỉ có tính minh họa
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng yêu cầu Ủy ban Nhân dân các quận chủ động rà soát, lựa chọn các địa điểm tại các chợ dân sinh, các khu đô thị, khu nhà cao tầng... để bố trí cho doanh nghiệp tổ chức kinh doanh các mặt hàng thiết yếu nhằm bình ổn giá, lập danh sách gửi Sở Công thương trước ngày 15/7.

Bên cạnh đó Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân các quận và các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá khảo sát, tìm địa điểm phù hợp để tổ chức bán hàng theo chương trình bình ổn giá của thành phố.

Các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá phải chủ động đàm phán về việc thuê địa điểm, xây dựng phương án và tổ chức kinh doanh bán hàng bình ổn giá tại các địa điểm đã được lựa chọn.

Trước đó, Thành phố Hà Nội đã tạm ứng vốn đợt 1 cho 13 doanh nghiệp với số tiền 350 tỷ đồng để phục vụ bình ổn giá trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2010 trong thời gian 10 tháng với lãi suất 0%.

Tổng Công ty Thương mại Hà Nội được tạm ứng 130 tỷ đồng; Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội: 40 tỷ đồng; Tổng Công ty lương thực miền Bắc: 35 tỷ đồng; Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lan Chi BUSINESS: 25 tỷ đồng; Công ty cổ phần Nhất Nam (Fivimart): 20 tỷ đồng; Công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam, Công ty cổ phần thương mại Cầu Giấy, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ thực phẩm Vinh Anh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên chăn nuôi Việt Hưng, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm, mỗi Công ty 15 tỷ đồng; hai công ty được tạm ứng 10 tỷ đồng là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sài Gòn Coop Hà Nội và Công ty Trách nhiệm hữu hạn 2-9 Hà Tây; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Hiền được tạm ứng 5 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp này có trách nhiệm phải thực hiện dự trữ chín nhóm mặt hàng thiết yếu gồm gạo trắng thường, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thủy hải sản, thực phẩm chế biến, dầu ăn, đường, rau củ.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.