Thứ Ba, 25/2/2025 13:18 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội đã khống chế được các ổ dịch lở mồm long móng

Thứ Tư 23/01/2019 , 08:35 (GMT+7)

Đó là thông tin được công bố tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2018 của Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Nội sáng 22/1.

10-38-16_son-1
Hội nghị Tổng kết công tác năm 2018 của Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Nội

Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi cục trưởng cho biết, đầu năm 2018, dịch bệnh gia súc, gia cầm ổn định, không xảy ra dịch lớn, dịch bệnh nguy hiểm (tai xanh, cúm gia cầm, dại...). Tuy nhiên, từ đầu tháng 11/2018 đã xảy ra một số dịch bệnh truyền nhiễm. Đến cuối tháng 12/2018 dịch LMLM xảy ra trên đàn lợn tại 87 hộ chăn nuôi trên địa bàn 37 thôn, 22 xã thuộc 7 huyện.

Các ổ dịch xuất hiện nhỏ lẻ, ở phạm vi hẹp đã được phát hiện và xử lý kịp thời. Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đã được triển khai đồng bộ như lập các chốt kiểm dịch tạm thời tại khu vực có dịch (35 chốt), thực hiện tiêm phòng bao vây gần 159.000 lượt con, khử trùng tiêu độc. Đến nay các ổ dịch cơ bản đã được khống chế. Hiện chỉ còn 8 xã của 5 huyện Ba Vì, Thường Tín, Phú Xuyên, Chương Mỹ và Sóc Sơn. Các ổ dịch đã qua từ 13 - 17 ngày (kể từ ngày 2/1/2019 đến nay không phát sinh thêm).

Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, ngoài công tác phòng, chống dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Nội cũng đã thực hiện tốt công tác tiêm phòng, giám sát dịch bệnh, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, quản lý an toàn thực phẩm thông qua việc cấp mã số kiểm soát giết mổ, lập chốt kiểm dịch liên ngành, kiểm tra chất cấm, chỉ tiêu vi sinh và tồn dư kháng sinh...

Xem thêm
Dịch bệnh bủa vây, người nuôi thận trọng tái đàn

PHÚ YÊN Hiện, người chăn nuôi ở tỉnh Phú Yên đang tập trung tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại nhằm tái đàn thuận lợi, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Khởi sắc mía đường: [Bài 4] Vùng biên viễn thay da đổi thịt nhờ cây mía

CAO BẰNG Gần 30 năm gắn bó với cây mía kể từ khi nhà máy đường Cao Bằng ra đời, vùng biên giới huyện Quảng Hòa (Cao Bằng) đã không ngừng thay da đổi thịt.

Nguy cơ xóa sổ vùng sắn Văn Yên: [Bài 1] Vụ sắn mất mùa, rớt giá

YÊN BÁI Mưa nhiều, đất bạc màu và người dân lạm dụng thuốc diệt cỏ trên đồi nương có thể là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thối củ làm giảm năng suất, chất lượng sắn.

Bình luận mới nhất