| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội: Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trước, trong và sau tết

Thứ Năm 26/12/2019 , 17:52 (GMT+7)

Thời tiết khí hậu biến đổi khó lường, mưa nắng thất thường, nhất là mưa phùn, gió mùa đông bắc, không khí ẩm thấp, môi trường ô nhiễm là điều kiện để mầm bệnh phát triển.

Cơ sở chăn nuôi gia cầm tại huyện Đông Anh (Hà Nội).

Năm 2019, đàn gia súc, gia cầm của Hà Nội bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Riêng đàn trâu 24 ngàn con, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước; bò 134.500 con, tăng 1,3%; lợn trước khi xảy ra bệnh dịch tả châu Phi (DTLCP) tháng 01/2019 có 1,87 ngàn con (đứng thứ 2 cả nước sau Đồng Nai), sau dịch còn 1.139 nghìn con, giảm 42%; gia cầm 40,1 triệu con, tăng 14,3%, trong đó gà 26,5 triệu con, tăng 17,1%.

Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng năm 2019 ước đạt 1.581 tấn, bằng 99% so với cùng kỳ; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng 10.500 tấn, bằng 98,5%; thịt lợn hơi xuất chuồng 267.000 tấn, bằng 80%; sản lượng thịt gia cầm 118.004 tấn, bằng 121,56%; sản lượng trứng các loại 2.023 triệu quả, bằng 120,4%.

Về diễn bến dịch bệnh gia súc gia cầm, đến nay bệnh DTLCP cơ bản được khống chế, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác không xảy ra dịch lớn (như lở mồm long móng, cúm gia cầm, tai xanh, dại ...). Tuy nhiên nguy cơ bùng phát dịch trong thời gian tới là rất cao do bệnh DTLCP hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, mầm bệnh đã tồn lưu trong môi trường lớn.

Đặc biệt, hoạt động vận chuyển lưu thông động vật, sản phẩm động vật cuối năm rất cao, đặc biệt trong mùa lễ hội, sau tết. Thời tiết khí hậu thời gian tới cũng biến đổi khó lường, mưa nắng thất thường, nhất là mưa phùn, gió mùa đông bắc, không khí ẩm thấp, môi trường ô nhiễm là điều kiện để mầm bệnh phát triển. Thời tiết khắc nghiệt còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng của vật nuôi cũng là nguy cơ dịch bệnh phát sinh phát triển.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã và đang tập trung thực hiện các giải pháp:

Thứ nhất, tham mưu Sở NN- PTNT, UBND thành phố các văn bản chỉ đạo công tác chuyên môn kịp thời, hiệu quả. Đặc biệt tham mưu quy định phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; xây dựng chương trình khống chế và tiến tới thanh toán bệnh dại, chương trình giám sát bệnh cúm gia cầm; xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, dần tiến tới xóa bỏ các điểm giết mổ nhỏ lẻ.

Thứ hai, triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu ngành chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm có hiệu quả để chăn nuôi phát triển bền vững. Phát triển đàn lợn ở các cơ sở đủ điều kiện về chuồng trại, dịch bệnh đã qua 30 ngày. Phát triển mạnh bò thịt và gia cầm bù vào thiếu hụt lượng thịt lợn dịp cuối năm, nhất là dịp tết.

Về công tác ATVSTP, lập 03 đoàn kiểm tra gồm các ngành liên quan đi kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm soát giết mổ gia súc gia cầm. Tập trung kiểm tra các cơ sở giết mổ lớn, như cơ sở Vạn Phúc, Chương Mỹ, Thường Tín, Hải Bối ...

Cơ sở giết mổ đủ điều kiện VSATTP.

Thứ ba, tiêm phòng các loại vắc xin đạt tỷ lệ cao để tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm. Đến nay một số bệnh truyền nhiễm đã được tiêm phòng hoàn thành trên 90% kế hoạch là lở mồm long móng cho đàn trâu bò, lợn nái, đực giống, tai xanh, dịch tả, dại, cúm gia cầm. Một số huyện làm tốt đạt tỷ lệ cao, như Sóc Sơn, Đông Anh, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Ba Vì, Ứng Hòa ...

Thứ tư, tổng tẩy uế môi trường, làm giảm sự lây nhiễm mầm bệnh giữa các cơ sở chăn nuôi. Việc tổng tẩy uế đã được thực hiện đồng loạt trên toàn thành phố, tránh chỗ này làm chỗ kia chưa làm mầm bệnh có thể phát sinh phát triển. Đến nay đã thực hiện xong đợt tổng tẩy uế môi trường đạt 59 triệu m2 được khử trùng tiêu độc bằng các loại thuốc sát trùng.

Thứ năm, thực hiện tốt việc giám sát dịch bệnh tại các cơ sở, chỉ đạo mạng lưới thú y cơ sở thực hiện tốt việc giám sát tại các thôn xóm có chăn nuôi. Tăng cường kiểm tra các bãi rác, kênh mương, kịp thời xử lý xác gia súc gia cầm chết trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Kịp thời phát hiện dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm để có biện pháp ngăn chặn. Lấy mẫu làm các xét nghiệm để dự tính dự báo dịch bệnh, nhất là các cơ sở chăn nuôi lớn, vùng chăn nuôi tập trung.

Thứ sáu, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người chăn nuôi, tổ chức các lớp tập huấn để baf con chủ động phòng chống bệnh ngay từ chuồng nuôi, tổng tẩy uế môi trường, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, thực hiện tốt quy trình chăn nuôi. Khi chăn nuôi lợn phải tái đàn theo quy định, nhập lợn rõ nguồn gốc, khai báo với địa phương.

Với người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm động vật nên mua hàng rõ nguồn gốc, các cơ sở giết mổ đã được cơ quan chức năng kiểm tra. Hướng dẫn người chăn nuôi  chống rét cho đàn gia súc gia cầm, nhất là đối với đàn trâu, bò (dự báo những ngày sắp tới có thể có các đợt rét đậm, rét hại).

Cuối cùng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất trong công tác phòng chống dịch bệnh như vắc xin, thuốc sát trùng, phương tiện, dụng cụ chuyên ngành, sẵn sáng ứng phó khi có dịch xảy ra. Đảm bảo cung ứng các loại vắc xin để tiêm phòng bổ sung với gia súc gia cầm mới nhập đàn. Tập trung cao độ sát trùng xử lý môi trường tại các chợ, các cơ sở bán sản phẩm động vật, nhất là các địa phương có mùa lễ hội tập trung đông người, khách du lịch.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm