| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội yêu cầu mở rộng sản xuất nông sản có thời gian ngắn

Thứ Tư 28/07/2021 , 19:09 (GMT+7)

UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở NN-PNTNT rà soát sản xuất, chuyển đổi, mở rộng sang sản xuất rau, củ, thủy sản… có thời gian ngắn nhằm tự cấp nhu cầu tại chỗ.

UBND Thành phố Hà Nội vừa có văn bảo chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương của Hà Nội nhằm đảm lưu thông, tổ chức cung ứng hàng hóa thiết yếu trên địa bàn thành phố.

Theo đó, UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu Sở NN-PNTNT rà soát lại các vùng sản xuất để chuyển đổi, mở rộng sang sản xuất rau, củ, thủy sản… có thời gian ngắn, nhằm chủ động nguồn hàng thiết yếu tự cung, tự cấp cho người tiêu dùng Thủ đô ở mức cao nhất trong các tình huống diễn biến của dịch Covid-19.

Rau ăn lá ngắn ngày sẽ có khả năng đáp ứng nhanh cho nhu cầu tại chỗ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp. Ảnh: TL. 

Rau ăn lá ngắn ngày sẽ có khả năng đáp ứng nhanh cho nhu cầu tại chỗ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp. Ảnh: TL. 

Sở Công Thương thường xuyên rà soát, cập nhật kế hoạch bảo đảm hàng hóa trên cơ sở dự báo, nắm chắc diễn biến tình hình dịch bệnh, nhu cầu tiêu dùng và khả năng cung ứng hàng hóa trong và ngoài Thành phố để tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai các nhiệm vụ bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trên địa bàn.

Ngoài ra, Sở NN-PTNT Hà Nội phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương, Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kết nối cung cầu, tổng hợp, cung cấp thông tin nguồn hàng hóa thiết yếu, nông sản mùa vụ đến các đơn vị phân phối, siêu thị, chợ, cửa hàng thực phẩm trên địa bàn thành phố để tổ chức khai thác, dự trữ hàng hóa phòng, chống dịch.

UBND Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu Sở NN-PTNT chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, đơn vị kinh doanh tăng cường khai thác, dự trữ hàng hóa thiết yếu, bố trí đầy đủ phương tiện, nhân lực sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các điểm bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; đẩy mạnh bán hàng qua các ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online, điện thoại, kể cả bán hàng 24/7 nếu thấy cần thiết.

Sở NN-PTNT và các lực lượng chức năng, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc các quầy hàng thiết yếu trong các chợ đầu mối, chợ dân sinh, các điểm được phép bán hàng bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch; bố trí khu vận chuyển hàng hóa trung gian, kho bãi bảo đảm giãn cách, hạn chế tiếp xúc trực tiếp; chỉ đạo các đơn vị quản lý kinh doanh khai thác chợ xây dựng phương án cụ thể quản lý số lượng người ra vào trong chợ cùng một thời điểm bảo đảm phòng, chống dịch...

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 3] Phát triển trang trại, gia trại

Bắc Kạn Chăn nuôi ở Bắc Kạn chuyển dần từ nông hộ nhỏ lẻ sang quy mô trang trại, gia trại, huy động doanh nghiệp có tiềm lực xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.