| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh đối phó hạn hán gay gắt

Thứ Năm 24/06/2010 , 09:45 (GMT+7)

Việc phòng, chống hạn và phòng chống cháy rừng trong thời điểm này được tỉnh Hà Tĩnh đặt lên nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.

Đoàn công tác chỉ đạo công tác phòng, chống cháy rừng tại huyện Hương Khê

Hà Tĩnh là một trong những tỉnh gánh chịu hậu quả nắng nóng gay gắt nhất cả nước, có những ngày nhiệt độ lên tới 40-41oC nên đã gây hạn hán trên diện rộng và nguy cơ cháy rừng ở mức cao. Việc phòng, chống hạn và phòng chống cháy rừng trong thời điểm này được tỉnh Hà Tĩnh đặt lên nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.

Vụ đông xuân vừa qua, Hà Tĩnh được mùa toàn diện, năng suất cây trồng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Tĩnh Nguyễn Văn Việt cho biết: “Vụ hè thu năm nay, tỉnh Hà Tĩnh đặt kế hoạch gieo cấy 40.855 ha lúa, 11 nghìn ha đậu xanh, 1.990 ha ngô, 908 ha lạc, 1.370 ha vừng, 1.367 ha khoai lang và hơn 1.866 ha rau đậu thực phẩm các loại. Đến nay, toàn tỉnh đã gieo cấy được 38.700 ha lúa và đã chuyển đổi 3 nghìn ha ruộng lúa sang trồng cây trồng cạn. Thời gian qua nắng nóng kéo dài và thường xuyên mất điện nên đã gây ảnh hưởng 6-7 nghìn ha lúa và trên 5 nghìn ha đậu, lạc; nhiều diện tích đã gieo cấy đến nay không có nước nên cây sinh trưởng, phát triển kém có nguy cơ mất trắng... Một số huyện miền núi như Hương Sơn, Hương Khê, Nghi Xuân… tình trạng hạn hán đã xảy ra trên diện rộng...”.

Đang chỉ đạo nhân dân bơm nước chống hạn, ông Nguyễn Quang Thọ - Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn gạt mồ hôi, nói: “Vụ hè thu năm nay Hương Sơn đặt kế hoạch gieo cấy 2.450 ha lúa nhưng thực hiện không đạt vì thiếu nước sản xuất. Đến nay huyện đã gieo cấy được 2.250 ha lúa, 2.210 ha đậu và 105 ha lạc, nhưng trong đó có 639 ha đang bị hạn nặng. Đa số diện tích cây màu đã gieo trồng cũng đều bị hạn, tỷ lệ mọc mầm kém, sinh trưởng và phát triển chậm. Tại một số vùng như Sơn An, Sơn Bằng, Sơn Trung, Sơn Quang, Sơn Trà... huyện chỉ đạo tổ chức bơm “nước chết” ở các hồ đập hoặc bơm chuyền từ sông Ngàn Phố lên để gieo cấy. Tuy nhiên, do thiếu nước cộng với nguồn điện không ổn định nên các vùng cuối kênh không thể gieo cấy được. Hiện có khoảng 200 ha ruộng lúa không có nước gieo cấy, huyện đã chỉ đạo chuyển đổi sang trồng cây màu các loại. Tuy nhiên, do quá khô hạn nên hiệu quả của chuyển đổi có thể sẽ không đạt”. Các huyện Đức Thọ, Vũ Quang, Kỳ Anh, Hương Khê, Thạch Hà, Nghi Xuân... tình hình hạn hán cũng hết sức căng thẳng.

Theo quan sát của chúng tôi, rất nhiều diện tích đã gieo cấy nhưng đất đai nứt nẻ, bạc trắng, sức sống của hoa màu rất yếu ớt; nhiều nơi xảy ra hiện tượng lúa bắt đầu khô cháy. Xã Đức Giang (Vũ Quang) được coi là địa phương thuận lợi nhất vì nằm ở vùng trũng nhưng cũng không khỏi khô hạn. Vụ hè thu này xã đặt mục tiêu sản xuất 40 ha lúa nhưng đến nay mới chỉ cấy được 13 ha; các diện tích còn lại xã phải chuyển đổi sang các cây trồng cạn khác. Đến ngay như huyện Đức Thọ, nơi được xem là vựa lúa của tỉnh cũng phải chung cảnh sống dở chết dở vì thiếu nước, điện không có để mà bơm nước từ sông lên. Anh Nguyễn Hoài Đức – Trưởng phòng NN-PTNT huyện Đức Thọ nói: “Chưa bao giờ chúng tôi lại phải chịu đợt nóng khắc nghiệt,  kéo dài như thế này. Đã vậy lại thường xuyên mất điện nên đất sản xuất nông nghiệp của cả huyện đều bị thiếu nước trầm trọng. Hiện Đức Thọ có hơn 2.000 ha bị hạn nặng, nhưng nếu cứ đà nắng nóng gay gắt và cắt điện thường xuyên như hiện nay thì diện tích bị hạn chắc chắn sẽ còn tăng thêm rất nhiều…”.

Những hệ luỵ mà đợt nắng nóng gần tháng qua gây ra không chỉ làm đình trệ vụ sản xuất hè thu của bà con nông dân, mà còn làm cho tình trạng cháy rừng trở nên phức tạp. Hà Tĩnh có 365 nghìn ha rừng và đất lâm nghiệp (trong đó diện tích có rừng 308 nghìn ha) nhưng từ đầu tháng 6 đến nay giặc lửa đã thiêu trụi mất mấy chục ha rừng các loại. Các ngành chức năng tỉnh này đã phải huy động cả hệ thống chính trị từ tỉnh, huyện, xã vào cuộc để phòng, chống cháy rừng. Mới đây, đích thân ông Nguyên Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủy đã phải tổ chức đoàn công tác cấp bách đi kiểm tra tình hình hạn hán và chỉ đạo các địa phương phòng, chống hạn và PCCCR. Ông Bình cũng đã yêu cầu, trước hết ngành điện phải ưu tiên cấp điện cho các trạm bơm 24/24 giờ để bơm nước phục vụ cho sản xuất vụ hè thu; các huyện chỉ đạo bà con nông dân chủ động trong việc chuyển đổi các diện tích đất trồng lúa bị hạn sang trồng các cây trồng khác khi không chủ động được nước; đồng thời, ưu tiên cấp điện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh để giữ được sự ổn định trong phát triển kinh tế”. Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh cũng đề nghị các huyện phải tuyên truyền sâu sát đến các cơ quan, đoàn thể và từng hộ dân thực hiện tiết kiệm điện trong thời gian nắng nóng này. Công tác BVR-PCCCR cũng phải được chỉ đạo, giám sát chặt chẽ; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm lâm luật; chuẩn bị tốt phương án “4 tại chỗ” để khi xảy ra cháy rừng huy động lực lượng ứng cứu kịp thời.

Chảo lửa Hà Tĩnh vẫn đang được hâm nóng mỗi ngày. Cả hệ thống chính trị đang vào cuộc để khắc phục. Tuy nhiên, với đà nắng nóng liên tục kéo dài như thời gian qua, việc phòng chống hạn và PCCCR sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nguy cơ mất mùa vụ hè thu năm nay dường như là điều đã được biết trước!

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm