| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh vẫn tích cực phòng, chống bão

Chủ Nhật 10/11/2013 , 15:56 (GMT+7)

Chính quyền các cấp và người dân Hà Tĩnh vẫn tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống bão…

Trước diễn biến phức tạp của siêu bão số 14 (Haiyan), không chủ quan, hiện nay chính quyền các cấp và người dân Hà Tĩnh vẫn tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống bão…

Tại huyện Vũ Quang, thực hiện chỉ đạo của huyện và ngành giáo dục, trong chiều qua và sáng nay tất cả các đồ dùng sách vở, tài liệu máy móc, bàn ghế đã được các nhà trường vận chuyển từ tầng 1 lên tầng 2. Hệ thống cây xanh cũng đã được chằng chống, chặt tỉa bớt tán tránh bão xô ngã. Các trường học và ngành giáo dục huyện đang ngồng mình chống đỡ quyết tâm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xẩy ra.

Cùng với các cơ quan công sở nhà nước được tập trung phòng chống bão, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền chỉ đạo nên các hộ dân cũng đã cẩn thận neo giằng, chằng chống nhà cửa, vận chuyển vật dụng tài sản lên cao tránh trường hợp bão kèm theo mưa lớn gây ngập lũ, đồng thời chuẩn bị đầy đủ lương thực thực phẩm đảm bảo ăn uống dài ngày.

Trong sáng nay, trên địa bàn huyện đã bắt đầu có mưa vừa và mưa to. Thực hiện kế hoạch và phân công của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão, cứu hộ cứu nạn huyện, các thành viên ban chỉ đạo, các cơ quan ban ngành đoàn thể đã xuống tận cơ sở để chỉ đạo chính quyền và bà con nhân dân các địa phòng chống bão, chú trọng thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ.





Người dân Hà Tĩnh hối hả chạy bão

Gắn với công tác phòng chống bão lũ huyện Vũ Quang cũng đã có các phương án, tổ chức lực lượng phương tiện để khắc phục hậu quả bão lũ để ổn định công tác, cuộc sống sinh hoạt cho các cơ quan và người dân.

Lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh cũng chỉ đạo các địa phương, đơn vị tập trung cao độ ứng phó với mưa bão; thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống bão trên các địa bàn trọng điểm của tỉnh; huy động 1.000 lực lượng bộ đội thường trực và 262 trung đội dân quân nòng cốt, cơ động của các xã, phường kêu gọi, giúp đỡ các tàu thuyền của ngư dân đang đánh bắt cá nhanh chóng vào bờ, tìm nơi trú ẩn an toàn.

Tất cả các các đơn vị trực thuộc bộ chỉ huy đã triển khai cho 100% quân số trực tại doanh trại; chuẩn bị thuốc men, quân tư trang, lương thực thực phẩm cho bộ đội sẵn sàng ứng cứu nhân dân trên các hướng; chủ động chằng chống nhà cửa, doanh trại đơn vị và nhà dân trên địa bàn trọng yếu...

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tổ chức họp Ban Chỉ đạo, triển khai kế hoạch, phương án phòng chống lụt bão và thành lập 5 đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra công tác phòng chống lụt bão, cứu hộ cứu nạn trên 2 tuyến biên giới, bờ biển.

Từ 8h ngày 8/11 Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Tĩnh đã chỉ đạo các đơn vị trên 2 tuyến biên giới tăng cường lực lượng xuống địa bàn tuyên truyền vận động, giúp đỡ nhân dân chằng néo nhà cửa, di chuyển tài sản đến vị trí an toàn.

Tại các địa bàn tuyến biển, Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Tĩnh đã chỉ đạo các Đồn trạm tiến hành rà soát phương tiện còn hoạt động trên biển, thông báo, kêu gọi tàu thuyền vào đất liền tránh trú bão, kiên quyết ngăn cấm không cho tàu thuyền ra khơi, đồng thời tổ chức lực lượng giúp ngư dân, chằng néo, sắp xếp, neo đậu tàu thuyền an toàn.

Đến 13h ngày 9/11, Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Tĩnh, các đơn vị đồn trạm trên 2 tuyến biên giới đã thông báo cho trên 3171 phương tiện tàu thuyền/12 537 thuyền viên, hướng dẫn vào các vị trí tránh trú bão. Hiện có 23 phương tiện/131 thuyền viên tránh bão ở đảo Bạch Long Vỹ; 74 phương tiện/370 thuyền viên hoạt động ở vùng biển Quảng Ninh vào trú ẩn ở đảo Cô Tô, Móng Cái; 15 phương tiện /39 thuyền viên hoạt động ở vùng ven biển Hà Tĩnh đang trên đường vào bờ. 48 tàu thuyền/245 thuyền viên các tỉnh bạn cũng đã được Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Tĩnh, các đơn vị đồn trạm tuyến biển thông báo, hướng dẫn, vào vị trí trú tránh bão neo đậu an toàn.

Ở tuyến núi các đồn trạm biên phòng cũng đang triển khai các phương án đối phó khi bão vào và có khả năng xẩy ra lũ quyét. Tổ chức lực lượng xuống địa bàn trọng điểm có khả năng bị ảnh hưởng để giúp nhân dân chằng néo nhà cửa, vận chuyển tài sản lên nơi an toàn. Phối hợp với chính quyền địa phương đi kiểm tra các đập trên địa bàn có khả năng bị sạt lỡ, lên các phương án đối phó khi có tình huống xấu xẩy ra.

Hiện nay, Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh đã sẵn sàng 100% lực lượng phương tiện chủ động tham gia ứng cứu khi bão Hai Yan đổ bộ vào Hà Tĩnh, trên 1000 cán bộ chiến sỹ bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh cùng 5 tàu cao tốc cứu nạn luôn sẵn sàng cơ động phòng chống lụt bão, giúp đỡ nhân dân.

Theo Ban Chỉ huy PCLB-TKCN huyện Kỳ Anh huyện đã huy động lực lượng, phương tiện tổ chức di dời sơ tán 4.054 hộ với 18.549 người ở 18 xã ven biển.

Tại các xã có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt lưu vực sông, hạ du hồ chứa và đặc biệt hạ du các công trình: Thượng nguồn sông Trí, sông Rác, Kim Sơn… cũng đã sơ tán 461 hộ với 1.838 người.

Toàn huyện có 960 tàu thuyền đã về nơi trú ẩn an toàn.

Toàn huyện Nghi Xuân phải di dời 2.611 hộ với khoảng 9.200 người dân. Trong đó, xã Xuân Hội có 421 hộ, Xuân Trường 267 hộ, Xuân Đan 206 hộ, Xuân Phổ 68 hộ, Xuân Hải 86 hộ, Xuân Yên 157, Xuân Thành 243 hộ....

Bí thư đảng ủy xã Xuân Giang Đinh Văn Lịch cho biết: Đến nay, xã đã cơ bản hoàn tất việc di dời gần 100 người già và trẻ em dân tại "ốc đảo" Hồng Lam về nơi an toàn tại Trường mầm non xã Xuân Giang; 100 tàu thuyền các loại vào âu thuyền trú bão hoặc đưa lên bờ neo đậu chắc chắn. Sau khi người dân di dời, chính quyền địa phương xã Xuân Giang và huyện Nghi Xuân bố trí lực lượng 40 người gồm: công an, bộ đội, dân quân tự vệ tuần tra canh gác 24/24 để bảo vệ tài sản cho người dân ở ốc đảo Hồng Lam.

Theo Phó Chủ tịch huyện Nghi Xuân Phạm Tiến Hưng cho biết: Hiện 775 tàu thuyền các loại trên địa bàn huyện đã vào bờ trú bão. Trong đó 29 tàu thuyền đánh bắt xa bờ của Xuân Hội và Xuân Giang đã được lệnh lên đường di chuyển sang neo đậu ở Nghệ An. Đặc biệt, đến thời điểm hiện tại toàn bộ người già, trẻ em ở các xã vùng ven sông, ven biển trên địa bàn đã di dời về nơi tạm trú mới.

Tại Huyện Hương Sơn, có 12 xã có nguy cơ cao Sơn Kim1, 2, Sơn tây, Sơn Lĩnh, Sơn Hồng, Sơn Diệm, Sơn Quang, Sơn Trung vv..đã có lực lượng tăng cường hỗ trợ công tác di dời dân đến nơi trú ẩn an toàn, trong đó, bộ đội biên phòng 150 chiến sỹ, công an 70 chiến sỹ, huyện đội 70 chiến sỹ và gần 300 thuộc lực lượng công an viên và quân sự ở các xã.

Tại xã Sơn Trung, chính quyền đã chuẩn bị lương thực, thực phẩm, nước uống, bếp ga, nồi, niêu, soong chảo để phục vụ bà con di dời.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm