| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng: Đủ nước gieo cấy

Thứ Sáu 07/02/2020 , 09:21 (GMT+7)

Đến thời điểm này, TP Hải Phòng đã hoàn thành việc lấy nước phục vụ làm đất cho vụ Đông Xuân 2019-2020.

14-39-22_sn_xut_1_1
Có đủ nước sớm, người dân xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy xuống đồng gieo cấy.

Ông Đoàn Văn Ban, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi & Phòng chống thiên tai Hải Phòng cho biết, vụ xuân 2020 là vụ cực kỳ khó khăn về nước tưới. Mọi năm các cống đầu mối có thể lấy được 8-10 tiếng/ngày, mỗi con nước lấy được 7-8 ngày. Nhưng năm nay trung bình lấy từ 4-5 giờ/cống, thậm chí không lấy được ngày nào. Khi đủ cao trình mặt nước thì mặn, còn khi không mặn thì không đủ cao trình mặt nước cũng không thể lấy được.

“Toàn bộ các công trình đầu mối lấy nước ở Hải Phòng khác với các tỉnh khác, là lấy tự chảy hết, do đó phải đủ cao trình về nước, nếu thủy triều cao thì lại bị mặn, khi thủy triều thấp lại không đủ cao trình mực nước để lấy. Khó khăn ở chỗ là chọn thời điểm vừa đủ cao trình mực nước vừa đủ độ mặn, do đó phải đo độ mặn thường xuyên, cứ 15 phút 1 lần.

Cống ở Hải Phòng chủ yếu là cửa van phẳng, nếu mực nước chênh nhau 50cm, lúc đó không thể đóng được cống, đồng thời độ mặn cao. Do đó các đơn vị thủy lợi phải có kinh nghiệm. Sẽ phải theo dõi thường xuyên về độ mặn và mực nước, phải dự báo được cách đó 3-4km.

Hiện tại chưa có quan trắc tự động, chỉ cử người đi đo. Cách đó 3-4km đã đến ngưỡng mặn thì ở cống phải đóng ngay. Đặc biệt là hệ thống ở Tiên Lãng, hầu hết cũng đã lường trước, tranh thủ tối đa để lấy nước, càng ngày càng khó thêm”, ông Ban cho biết.

Vụ xuân 2020 là vụ có nhu cầu dùng nước rất lớn với tổng diện tích gieo cấy theo kế hoạch là 31.720 ha. Trong khi toàn bộ 5 hệ thống thủy lợi trên địa bàn Hải Phòng đều sử dụng phương pháp lấy nước tự chảy, việc lấy nước, tích trữ nước vào hệ thống chỉ có thể thực hiện được khi nguồn nước tại các cửa cống đảm bảo, đồng thời đảm bảo đủ cao trình lấy nước tự chảy và độ mặn cho phép.

Do vậy, ngay từ tháng 10/2019, Hải Phòng tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng công trình sau mùa mưa bão, xây dựng kế hoạch sửa chữa các công trình bị hư hỏng, kịp thời đưa vào hoạt động phục vụ sản xuất, đặc biệt quan tâm các công trình trọng điểm, công trình đầu mối chính có khả năng lấy nước vào hệ thống: Hệ thống thủy lợi Vĩnh Bảo (cống Chanh Chử, cống Ba Đồng…);

Hệ thống thủy lợi Tiên Lãng (cống Rỗ, cống Sông Mới, cống Giang Khẩu, cống Lâm Cao...); Hệ thống thủy lợi Đa Độ (cống Trung Trang, cống Cẩm Văn...); Hệ thống thủy lợi An Hải (cống Kim Sơn, cống Tỉnh Thủy...); Hệ thống thủy lợi Thủy Nguyên (cống An Sơn 1, cống An Sơn 2, cống Phi Liệt). Do đó, đến ngày 26/01/2020, 100% ruộng đồng cũng đã có đủ nước để phục vụ công tác làm đất.

Ông Đoàn Văn Ban cho biết thêm: Từ ngày 24 - 29 tết thì kết thúc xả nước đợt 1, Hải Phòng lấy thêm được 2-3 ngày nữa vì nước thủy điện về chậm hơn so với Hà Nội 2-3 ngày, cộng với trận mưa dịp tết, cơ bản đủ nước để làm đất.

Ngoài ra, trước khi các hồ thủy điện xả nước, Chi cục đã chỉ đạo các công ty thủy lợi khi nào nước đủ, đo độ mặn đủ thì tập trung lấy nước. Đối với Hải Phòng, trong hệ thống thủy lợi có khả năng trữ nước rất lớn nên việc ngoài lấy nước đủ cho sản xuất, hiện đang tăng cường lấy vào tối đa để tích trữ, để không chỉ đợt này mà cho đợt tới.

14-39-22_sn_xut_2
Đo độ mặn, tranh thủ lấy nước tại hệ thống thủy lợi của Công ty An Hải.
“Nói Hải Phòng lấy nhanh hơn các địa phương khác cũng không đúng, trước các đợt xả thủy điện cũng đã tranh thủ tối đa thủy triều lên. Kể cả tranh thủ lấy 1, 2 tiếng vẫn tranh thủ, tận dụng tối đa ở các công trình đầu mối mà có thể lấy nước được. Hải Phòng có tất cả 383 cống dưới đê, nhưng mùa này chỉ có thể khoảng 30 cống có thể lấy nước, trước khi lấy phải đo mặn, khi cột nước và độ mặn đủ thì cho lấy ngay”, ông Ban chia sẻ.

Hải Phòng có thuận lợi hơn các tỉnh khác khi các công trình đầu mối rất lớn, cống Trung Trang, cống An Sơn 1, An Sơn 2, cống Phi Diệt có thể lấy được hơn 100m3/1s nên chỉ cần 2-3 ngày là có thể lấy đầy vào hệ thống và trữ lại.

Sau mỗi lần xả nước của thủy điện thì mỗi con nước, Hải Phòng vẫn tiếp tục có thể lấy được vài ngày từ các cống đầu mối, mỗi ngày có thể lấy được 4 tiếng đồng hồ. Các công ty thủy lợi tiếp tục lấy để trữ vào hệ thống.

Hiện tại nước làm đất đã đủ, sau đó tiếp tục lấy nước đợt 2 để chuẩn bị gieo cấy và trữ tiếp vào hệ thống.

Ngoài ra, để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, với đặc thù như Hải Phòng cần rất nhiều vào kinh nghiệm từ các công ty khai thác công trình thủy lợi và năm nay có cơn mưa vàng vào dịp tết.

Đơn cử như việc lấy nước ở hệ thống Tiên Lãng – hệ thống khó lấy nước nhất ở Hải Phòng nếu không có kinh nghiệm thì rất khó đảm bảo nguồn nước sớm.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm