| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng: Đưa vào sử dụng 21 công trình thủy nông sông Đa Độ

Thứ Ba 17/09/2019 , 14:02 (GMT+7)

Dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy nông Đa Độ có tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng, được thực hiện từ năm 2017, đến nay đã có 21 công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Nằm ở phía Tây Nam của TP. Hải Phòng, sông Đa Độ được bồi đắp bởi phù sa của hạ du sông Thái Bình và sông Hồng. Ngoài chức năng tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, con sông dài 50km này còn là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho các Nhà máy nước sạch của Hải Phòng gồm: nhà máy nước cầu Nguyệt, sông He; nhà máy nước khu công nghiệp Đình Vũ và hơn 30 nhà máy nước sạch nông thôn.

Những năm gần đây, có thời điểm, lòng sông Đa Độ bị lấn chiếm, nguồn nước ô nhiễm, công trình thủy lợi xuống cấp sau thời gian dài vận hành… ảnh hưởng đến nguồn nước, điều tiết nguồn nước và đảm bảo an toàn trong những mùa mưa lũ.

Sông Đa Độ, thành phố Hải Phòng.

Để đảm bảo vận hành an toàn và nâng cao hiệu quả các công trình thủy lợi trong mùa mưa bão, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hải Phòng đã nỗ lực chỉ đạo các địa phương và các công ty khai thác công trình thủy lợi tích cực thực hiện kế hoạch cải tạo, nâng cấp, tu bổ đê điều, nạo vét kênh mương thủy lợi, tập trung vào những công trình đang xuống cấp ở một số huyện.

Trong đó “điểm sáng” là dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy nông Đa Độ, do Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, thời gian thực hiện từ năm 2017-2020.

Thi công cống thủy lợi Đa Độ tại huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hải Phòng cho biết, đến giữa tháng 9/2109, Dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy nông Đa Độ cơ bản hoàn thành, đưa vào sử dụng 21 công trình. Trong đó gồm 7 cống tưới, tiêu chính (2 cống tưới: Bát Trang, Quang Hưng; 4 cống tưới, tiêu kết hợp: Kim Côn, Mai Dương, Đồng Thẻo, Mỹ Khê; 1 cống tiêu, cống Họng tại các vị trí cống cũ đã hư hỏng dưới đê tả Văn Úc đê hữu Lạch Tray, đê biển 2 và 14 công trình cống điều tiết đầu kênh nhánh dưới bờ kênh trục Đa Độ).

Hiện còn một số phần việc tại cống đầu mối Đồng Thẻo, nhà thầu đang tập trung thi công, phấn đấu hoàn thành trong tháng 9.

Đắp mới đoạn đê bao sông Đa Độ thuộc địa bàn phường Phù Liễn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng.

Hệ thống công trình thủy nông Đa Độ có nhiệm vụ cấp nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phòng chống úng lụt, hạn hán, phát triển dân sinh kinh tế 5 quận, huyện thuộc thành phố Hải Phòng gồm: An Lão, Kiến Thụy, Kiến Anh, Dương Kinh và Đồ Sơn. Hệ thống Đa Độ bao gồm 48,6km sông chính Đa Độ, 450km kênh cấp 1 - cấp 2, 175 trạm bơm điện, 214km kênh mương cứng, 79 cống dưới đê và hàng trăm cống, đập điều tiết nội đồng.

Việc hoàn thành đưa các công trình vào khai thác các công trình thủy nông nói trên góp phần thực hiện tốt công tác phòng chống tiên tai, tìm kiếm cứu nạn; tiêu thoát nước cho 32.587 ha đất tự nhiên của các huyện An Lão, Kiến Thụy, quận Đồ Sơn, Dương Kinh, Kiến An; chủ động tưới cho 16.018 ha đất canh tác của các địa phương; cấp nước sinh hoạt cho khoảng 700.000 người dân thành phố Hải Phòng.

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm