| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng tăng tốc phát triển thủy sản

Thứ Bảy 07/09/2019 , 10:49 (GMT+7)

Với chiều dài bờ biển 125km, là một trong bốn ngư trường trọng điểm của cả nước, Hải Phòng có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế biển.

Thời gian qua, Hải Phòng đẩy mạnh việc ứng dụng, chuyển giao nhiều mô hình cho phát triển sản xuất, qua đó, không ngừng nâng cao sản lượng, giá trị sản phẩm.

Thực hiện quy hoạch Phát triển kinh tế thủy sản giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030, Hải Phòng đã tập trung tái cơ cấu ngành theo hướng đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất. Đặc biệt, việc phát triển, nhân rộng các mô hình nuôi tôm tiên tiến, mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đã góp phần nâng cao giá trị và từng bước giảm các tổn thất sau thu hoạch.

 Các hộ dân khai thác cá lồng tại Cát Bà. Ảnh: Đinh Mười.

Năm 2019, mặc dù diện tích nuôi trồng thủy sản của Hải Phòng đang có xu hướng giảm so với năm 2018, tuy nhiên, so với đầu năm, cả diện tích nuôi trồng và sản lượng so với đầu năm đều tăng mạnh.

Cụ thể, tính đến tháng 8/2019, Hải Phòng có 12.472 ha (tăng 4.199 ha so với đầu năm), sản lượng thủy sản nuôi trồng thu hoạch 8 tháng/2019 ước đạt 47.173 tấn, tăng 6,23% so với năm 2018.

Trong đó, sản lượng nuôi trồng tăng chủ yếu tại các khu vực nuôi trồng nước lợ và nước ngọt, năng suất cao của một số loại chủ lực như cá vược, trắm đen, rô phi... Đến nay, Chi cục Thủy sản đã tiến hành thẩm định, cấp giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác cho 14 lô hàng, trọng lượng 350 tấn.

Theo tìm hiểu của PV, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm về diện tích nuôi trồng thủy sản là do thu hồi mặt bằng cho một số dự án, đồng thời do thời tiết năm nay có nhiều diễn biến bất thường về nền nhiệt độ và giông bão nên đã ảnh hưởng tới mức độ đầu tư mở rộng xuống giống thủy sản.

Anh Đinh Khắc Trung, chủ cơ sở hải sản Trung Hải ở xã Phá Lễ, huyện Thủy Nguyên, cho biết: Gia đình anh nuôi trồng khu vực Bến Bèo, Cát Bà. Những năm gần đây do môi trường nước hạn chế nên các loại thủy sản nuôi không nuôi phong phú như trước, giờ chỉ nuôi cá song lai và cá sủ, số lồng nuôi cũng giảm. Một số có nuôi cá vược, song chấm, song gầu… Lợi nhuận khoảng trên 200 nghìn/1kg. Gia đình nuôi nhiều nhất là hơn chục vạn con”.

 Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở quận Dương Kinh. Ảnh: Đinh Mười.

Anh Nguyễn Văn Hùng, một chủ hộ nuôi tôm ở Tiên Lãng, cho biết: “Mặc dù cơ quan chức năng cũng khuyến cáo và gia đình cũng đã chủ động áp dụng các biện pháp để tăng sức đề kháng cho các loại vật nuôi khi thời tiết diễn biến xấu nhưng bệnh bệnh đốm trắng trong vụ sản xuất tôm thẻ chân trắng vừa qua vẫn xảy ra khiến sản lượng tôm của gia đình bị giảm sút”.

Hiện tại, khu vực nuôi nước ngọt, nước lợ, nước mặn (lồng bè, giàn bè, nhuyễn thể bãi triều) người dân tiếp tục thu hoạch sản phẩm phục vụ nhu cầu của khách du lịch, địa phương và các tỉnh thành lân cận. Khu vực nuôi nước lợ đã tiến hành cải tạo ao đầm cho vụ nuôi mới, với những diện tích nuôi tôm chân trắng thu hoạch xong; thả bù giống tôm sú, cua biển, cá biển…

Các cơ sở sản xuất giống nước mặn, lợ tiếp tục sinh sản đối tượng tôm sú, cua biển, cá bống bớp, tôm rảo, nhuyễn thể... phục vụ nhu cầu thả nuôi trong thị trường thành phố và dịch vụ cho các tỉnh thành lân cận.

Nuôi cá lồng bè ở Cát Bà. Ảnh: Đinh Mười.

Theo Chi cục Thủy sản Hải Phòng, quy hoạch Phát triển kinh tế thủy sản  giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030, Hải Phòng tập trung đẩy mạnh khai thác xa bờ và định hướng nuôi trồng kỹ thuật cao… để trở thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn.

Cụ thể, đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng thủy sản nước mặn của TP sẽ đạt 23.780 tấn trên tổng diện tích 1.590ha, nước lợ đạt 25.400 tấn trên tổng diện tích 4.700ha với các sản phẩm tôm sú, tôm thẻ chân trắng, các loại nhuyễn thể, cua, cá... Các tổ chức cá nhân tập trung phát triển các mô hình nuôi sinh thái, thân thiện và tận dụng được môi trường tự nhiên vùng ven biển, rừng ngập mặn, nuôi trồng hải sản trên biển.

Ông Nguyễn Thanh Xuân, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hải Phòng cho biết, đối với quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt, đến năm 2020, Hải Phòng đưa ra mục tiêu đạt tới 32.270 tấn, trên diện tích 5.350ha với các sản phẩm truyền thống như cá rô phi, cá chép lai, cá vược…

“Trong một mục tiêu xa hơn, với định hướng phát triển ngành thủy sản Hải Phòng thành một ngành sản xuất  hàng hóa lớn có khả năng cạnh tranh, bảo đảm hài hoà lợi ích với các ngành kinh tế khác, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường…”, ông Xuân nói. 

“Quy hoạch không thay đổi nhiều về diện tích cũng như vị trí địa lý của các vùng nuôi trồng, giai đoạn 2025-2030 chỉ có diện tích nuôi nước mặn sẽ tăng lên 2.090ha, diện tích nuôi nước lợ chỉ còn 4.400ha và nuôi nước ngọt ổn định với diện tích 5.300ha. Tuy nhiên mục tiêu tăng sản lượng được đặc biệt chú trọng. Yêu cầu phát triển thủy sản bền vững trên cơ sở sử dụng hiệu quả diện tích nuôi trồng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, sản lượng”, ông Nguyễn Thanh Xuân.

 

Xem thêm
Nghề nuôi đà điểu gặp khó khăn chưa từng có

Hà Nội Trong trang trại của ông Tài, đàn đà điểu vục đầu ăn ở máng xong một con co chân chạy là tất cả các con khác cùng chạy theo, bụi cuốn bay mù mịt.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Hà Nội xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch

Mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch sinh thái và trải nghiệm ở Văn Đức đã tích hợp được đa giá trị, nâng cao khả năng sản xuất, tiêu thụ.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.