| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng lúng túng thẩm định thu nhập người lao động mất việc do dịch Covid-19

Thứ Năm 14/05/2020 , 10:25 (GMT+7)

Việc thẩm định để chi trả hỗ trợ cho người không có hợp đồng lao động bị mất việc làm ở 1 số nơi tại Hải Phòng đang vướng mắc.

Dự chi 450 tỷ đồng hỗ trợ người dân

Theo tính toán ban đầu, tổng nguồn kinh phí để hỗ trợ người dân trên địa bàn Hải Phòng theo NQ 42 vào khoảng 450 tỷ đồng, để đáp ứng cho tất cả 6 trường hợp thuộc diện được hỗ trợ.

UBND TP Hải Phòng đã quyết định ngân sách thành phố dự chi cả 450 tỷ đồng từ nguồn dự phòng và nguồn cải cách tiền lương để chi trả trước cho người dân và khi có ngân sách trung ương cấp sẽ hoàn trả sau.

Hải Phòng mới chi trả hỗ trợ cho những trường hợp người có công với cách mạng, người nghèo, cận nghèo và các trường hợp nhận bảo trợ xã hội hàng tháng. Ảnh: LT.

Hải Phòng mới chi trả hỗ trợ cho những trường hợp người có công với cách mạng, người nghèo, cận nghèo và các trường hợp nhận bảo trợ xã hội hàng tháng. Ảnh: LT.

Đến thời điểm hiện tại, UBND TP đã ký quyết định phân bổ đợt đầu kinh phí hỗ trợ người dân từ nguồn ngân sách với tổng số tiền 179,4 tỷ đồng để chi hỗ trợ người có công với cách mạng, những trường hợp hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng đang hưởng bảo trợ xã hội. 

Trong đó, huyện Thủy Nguyên được phân bổ 36 tỷ đồng, huyện Vĩnh Bảo 28 tỷ đồng, huyện An Lão 19,7 tỷ đồng, huyện An Dương 14,5 tỷ đồng, huyện Kiến Thụy 16 tỷ đồng, quận Lê Chân 8,5 tỷ đồng, quận Ngô Quyền 6,2 tỷ đồng, quận Hồng Bàng hơn 5 tỷ đồng, quận Kiến An 6,9 tỷ đồng, quận Đồ Sơn hơn 4 tỷ đồng, quận Dương Kinh 4,5 tỷ đồng và  huyện Cát Hải là 2,3 tỷ đồng.

Còn việc chi trả hỗ trợ cho người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động và với hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ 1.4, hầu hết các địa phương đang tiến hành rà soát, tuy nhiên qua nắm bắt thông tin ban đầu tại 1 số địa phương đã có vướng mắc.

Hướng dẫn "chưa nét"

Phường Vĩnh Niệm  (quận Lê Chân) có 32 tổ dân phố, đã chi trả kinh phí hỗ trợ ảnh hưởng Covid-19 cho các trường hợp là người có công với cách mạng, hộ cận nghèo và những người thuộc diện bảo trợ xã hội với tổng số tiền là 745 triệu đồng. Việc chi trả có thể nói là trơn tru, thuận lợi, nhanh chóng.

Tuy nhiên, từ 4/5, sau khi có hướng dẫn của quận về việc thực hiện chi trả hỗ trợ cho người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động và với hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ 1.4 thì đã có vấn đề vướng mắc phát sinh.

Bà Phạm Lan Anh – Phó Chủ tịch UBND phường cho biết: Rà soát ban đầu theo Nghị quyết 42 và Quyết định 15, chưa thẩm định có 67 hộ kinh doanh và hơn 4.000 cá nhân liên quan đến việc làm thuộc diện được hỗ trợ do dịch Covid-19, tuy nhiên sau khi rà soát lại hiện tại chỉ có khoảng 400 cá nhân đủ điều kiện nhận chi trả. Chúng tôi đang mắc ở 1 số nội dung và chúng tôi đã kiến nghị lên quận như: thu nhập, ngành nghề liên quan đến phương tiện bị cấm.

"Cụ thể như xác minh nguồn thu nhập, vấn đề này Nhà nước không quản lý, người dân tự khai và tự chịu trách nhiệm…. ví dụ có những người thu nhập từ nghề kê khai đủ điều kiện nhận tiền hỗ trợ nhưng những nguồn thu nhập khác có thể là từ nhà trọ, chứng khoán, cổ phần ở đâu đó… Hoặc 1 số ngành nghề bị ảnh hưởng do dịch khiến người lao động bị giảm thu nhập hoặc mất việc làm như: vận chuyển hàng hóa hỗ trợ vận tải bằng các phương tiện bị cấm như xe ba gác... thì có hỗ trợ không? hoặc dịch vụ ăn uống (mang về).... có được hỗ trợ không? Bước đầu chúng tôi vẫn tiếp nhận hồ sơ và xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên” – bà Lan Anh nêu vấn đề.

Các trường hợp mất việc làm, các hộ kinh doanh... theo Quyết định 15 của Chính phủ đang được rà soát, thẩm định để chi trả. Ảnh: Đinh Mười.

Các trường hợp mất việc làm, các hộ kinh doanh... theo Quyết định 15 của Chính phủ đang được rà soát, thẩm định để chi trả. Ảnh: Đinh Mười.

Còn tại phường Dư Hàng Kênh, ông Võ Tiến Dũng – Chủ tịch UBND phường cũng nêu vấn đề tương tự: Phường chúng tôi có kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ từ ngày 5/5, quận Lê Chân có hướng dẫn từ 4/5… phường tổ chức 3 tổ thẩm định xét duyệt hồ sơ thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, lập danh sách, xác định rõ đối tượng điều kiện được hưởng, đánh giá thẩm định các nhóm đối tượng thụ hưởng theo Quyết định 15. Danh sách các đối tượng được thụ hưởng sẽ được niêm yết công khai tại 40 tổ dân phố của phường theo quy định.

"Quận đã có hướng dẫn nhưng cái đang vướng là tiêu chí mất việc làm, không có thu nhập, chúng tôi không còn hộ nghèo, chỉ có hộ cận nghèo (5-7 hộ), những trường hợp này thì dễ nhưng với những trường hợp ngành nghề khác thì khá phức tạp. Ví dụ, vợ làm nghề thu dọn vệ sinh, bán hàng rong thu nhập dưới 1,3 triệu… nhưng chồng làm việc khác thu nhập trên 5 triệu. Vậy tính chung quy lại cả gia đình nếu chia bình quân vẫn trên 1,3 triệu, họ vẫn không phải hộ khó khăn. Tuy nhiên về thu nhập cá nhân thì lại đạt yêu cầu" - ông Dũng cho biết.

Tìm hiểu của PV cho thấy, việc này không chỉ xảy ra ở các địa phương nói trên mà nhiều phường nội thị của Hải Phòng đều đang lúng túng trong việc rà soát, thẩm định nội dung này. Trong khi đó, tại khu vực nông thôn, việc chi trả này về cơ bản không mấy khó khăn, các xã căn cứ vào hộ nghèo, cận nghèo để thực hiện còn những trường hợp như đã nêu ở trên vẫn có nhưng ít hơn. 

Chỉ vào nhóm chát zalo nội bộ của lãnh đạo các phường trên 1 quận, Chủ tịch 1 phường giơ máy cho PV xem và chia sẻ: "Đây anh xem, anh em mỗi người làm 1 kiểu nhưng vẫn không thống nhất được, không biết là xét theo trung bình hộ hay là như thế nào. Nói chung là rối, anh em đã thông tin lên cấp trên xin ý kiến".

Trả lời NNVN, ông Phạm Văn Hiệu – Chánh văn phòng Sở Lao động TBXH TP Hải Phòng cho hay: "Vấn đề thu nhập trong 1 gia đình như các địa phương phản ánh khá rắc rối, theo quy định áp vào thì không được nên quyết định "chưa nét" ra được. Người dân phản ánh thông tin nên chúng tôi vẫn phải tiếp nhận và hỏi Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội”.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.