| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng sẵn sàng chống úng ngập cho 5.000 ha cây trồng

Thứ Sáu 06/09/2024 , 08:57 (GMT+7)

Sở NN-PTNT Hải Phòng cho biết, nếu bão số 3 đổ bộ gây mưa lớn sẽ có hơn 5.0000 ha lúa và rau màu bị ngập úng.

Theo Sở NN-PTNT Hải Phòng, sáng 6/9, bão số 3 (Yagi) đã mạnh cấp 16, giật trên cấp 17, chỉ cách Hải Phòng - Quảng Ninh khoảng 620km về phía đông nam. Dự báo bão sẽ đổ bộ vào đất liền vào trưa 7/9.

Hiện nay, diện tích lúa đã trỗ tại địa phương có khoảng 1.410 ha (chiếm 5%), còn lại các trà lúa đang giai đoạn làm đòng, sinh trưởng phát triển khá tốt, trỗ tập trung từ 10-20/9.

Diện tích lúa có nguy cơ ngập úng khoảng 4.255 ha, diện tích rau màu có nguy cơ ngập lụt do bão ước tính khoảng 1.051 ha, diện tích hoa có nguy cơ bị ngập khoảng 151 ha/377,9.  Phần diện tích nguy cơ ngập úng do bão tập trung chủ yếu tại các địa phương như Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên, An Lão, Tiên Lãng, Kiến Thụy,…

Bão số 3 được dự báo có cường độ rất mạnh, để chủ động trong công tác phòng chống và ứng phó, bảo vệ sản xuất trồng trọt, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, Sở NN-PTNT Hải Phòng đã có văn bản đề nghị các địa phương khẩn trương tập trung chỉ đạo công tác ứng phó.

Người dân cần chủ động chống đổ hạn chế thiệt hại hoa màu do mưa bão số 3. 

Người dân cần chủ động chống đổ hạn chế thiệt hại hoa màu do mưa bão số 3. 

Cụ thể, UBND các quận, huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các địa phương theo dõi chặt diễn biến của bão số 3, rà soát khoanh vùng cụ thể diện tích cây trồng có nguy cơ ngập lụt, úng để có phương án tiêu, thoát nước cho phù hợp với đặc điểm địa hình, tình hình mưa và năng lực công trình tiêu úng. Huy động lực lượng để khơi thông dòng chảy trên các kênh tiêu, cải tạo và đắp các bờ vùng bờ thửa, kịp thời tiêu thoát nước, không để xảy ra tình trạng ngập úng trên diện rộng.

Đối với sản xuất lúa, cần theo dõi nắm bắt tình hình trước, trong và sau bão để tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp chống bão, khắc phục ảnh hưởng do bão kịp thời, hiệu quả; đặc biệt lưu ý các diện tích lúa đang, đã trỗ kịp thời tiêu thoát nước và buộc dựng kịp thời (nếu đổ) để đảm bảo cho lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

Người dân xẻ mương, rãnh tiêu thoát nước để tránh gây ngập úng cục bộ.

Người dân xẻ mương, rãnh tiêu thoát nước để tránh gây ngập úng cục bộ.

Trên các vùng sản xuất cây rau màu, cần tập trung thông tin, tuyên truyền, khuyến cáo nông dân thu hoạch kịp thời diện tích đã đến thời kỳ thu hoạch để hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra; chuẩn bị hạt giống rau màu để sẵn sàng gieo trồng lại diện tích cây bị thiệt hại nhằm hạn chế tình trạng khan hiếm sản phẩm rau, màu phục vụ tiêu dùng, sinh hoạt…

Đối cây ăn quả, hoa, cây cảnh, các địa phương tập trung thu hoạch sớm sản phẩm cây ăn quả cũng như sản phẩm hoa đến thời kỳ cho thu hoạch; chủ động chống đổ, cắt tỉa cành khô héo, bị sâu bệnh, các cành vô hiệu theo quy trình kỹ thuật kết hợp với tạo tán; áp dụng các biện pháp khác để phòng, chống mưa, bão cho cây đang mang quả chưa đến thời kỳ thu hoạch. Xẻ mương, rãnh tiêu thoát nước để tránh gây ngập úng cục bộ.

Riêng các công ty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn được giao theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết chủ động điều tiết trên các hệ thống kênh mương thủy lợi cho phù hợp với từng địa điểm, điều kiện địa hình, loại cây trồng hiện đang có trên đồng ruộng.

Tổ chức khơi thông dòng chảy, vớt bèo, rác, giải tỏa các đăng, đó, vật cản trên các tuyến kênh; khẩn trương kiểm tra, khắc phục các sự cố do công trình bị hư hỏng, đảm bảo tiêu úng theo phương án được duyệt. Cùng với đó, cần chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, lực lượng, kịp thời triển khai lực lượng, phương tiện, vật tư, thiết bị sẵn sàng phương án phòng, chống úng đối với các vùng úng trọng điểm, cục bộ.

Ông Đỗ Văn Trãi – Chủ tịch Công ty TNHH MTV Khai thác công trình Đa Độ cho biết, thực hiện chỉ đạo của thành phố Hải Phòng và Sở NN-PTNT, đơn vị đang thực hiện tiêu nước nhưng gặp nhiều bất lợi do nguồn nước đang kém và song song với đó cần đảm bảo phục vụ sản suất nông nghiệp.

Các công ty thủy lợi đã kiểm tra, rà soát các công trình xung yếu và lên các phương án tiêu thoát úng ngập.

Các công ty thủy lợi đã kiểm tra, rà soát các công trình xung yếu và lên các phương án tiêu thoát úng ngập.

Công ty đã kiểm tra công tác phòng chống thiên tai, các công trình xung yếu và một số cống thoát nước. Các trạm bơm tiêu úng đã sẵn sàng vận hành khi có mưa lớ và một số điểm xuống cấp.

Còn tại Tiên Lãng, địa phương có diện tích nguy cơ ngập úng lớn, hiện tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Tiên Lãng đã xây dựng phương án phòng chống lụt bão từ tháng 4, tháng 5. Đã cho rà soát lại toàn bộ hệ thống cống rãnh, gia cố bằng gỗ và bao cát, chuẩn bị sẵn các nhóm để vận hành cống thủ công khi mất điện.

“Trước khi bão số 3 đổ bộ qua kiểm tra cho thấy nước trên các ruộng tương đối cạn. Việc tiêu thoát nước đệm sẽ được thực hiện từ ngày 6/9. Hệ thống thoát nước hiện tại của công ty đang ở mức 0,7m, khi xả sẽ duy trì ở mức 0,4-0,5m. Công ty đã chuẩn bị bạt, bao vây để ứng phó với tình hình nước tràn. Sẽ có phương án hành triệt và công tác ứng phó khi có mưa lớn”, ông Nguyễn Trí Dũng – Chủ tịch Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Tiên Lãng chia sẻ.

Để đảm bảo việc tiêu, thoát nước bảo vệ mùa màng, Sở NN-PTNT yêu cầu Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai đôn đốc, hướng dẫn, yêu cầu các chủ đầu tư công trình xây dựng có liên quan đến công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn thành phố thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo an toàn công trình, nhất là cấc công trình cống dưới đê đang thi công.

Cùng với đó nhanh chóng rà soát hệ thống thủy lợi, các vùng trũng thấp; sẵn sàng tiêu thoát nước cho vùng ngập, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, hạn chế thiệt hại thấp nhất do ảnh hưởng của ngập úng khi có mưa lớn kéo dài.

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’

Cần tăng cường kinh phí đầu tư cho nghiên cứu thú y, nhằm thể hiện rõ quan điểm ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’ trong công tác bảo vệ đàn vật nuôi.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất