| Hotline: 0983.970.780

Hàm lượng kháng nguyên 6PD50 trong vacxin lở mồm long móng ngày càng được quan tâm

Thứ Sáu 24/11/2023 , 08:58 (GMT+7)

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Giáp, tài liệu công nhận hiệu lực vacxin lở mồm long móng những năm gần đây đã có sự thay đổi theo hướng chú trọng hàm lượng kháng nguyên.

PGS. TS Nguyễn Văn Giáp, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Đã có sự thay đổi trong các tài liệu khoa học trong công nhận hiệu lực vacxin. Ảnh: PT.

PGS. TS Nguyễn Văn Giáp, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Đã có sự thay đổi trong các tài liệu khoa học trong công nhận hiệu lực vacxin. Ảnh: PT.

Vacxin hiệu quả cần có khả năng bảo hộ rộng

Từ kinh nghiệm chống dịch lở mồm long móng (FMD) của các nước trên thế giới, PGS. TS Nguyễn Văn Giáp, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, trong Chương trình quốc gia phòng chống bệnh lở mồm long móng, việc lựa chọn chất lượng vacxin phù hợp là yếu tố cần ưu tiên hàng đầu.

Những quốc gia, vùng lãnh thổ đã sạch dịch cũng cần có dự trữ vacxin để sẵn sàng ứng phó trong trường hợp khẩn cấp và phòng chống dịch bệnh.

Bài học chống dịch của các nước trên thế giới cho thấy rằng, vacxin và chất lượng vacxin chính là chìa khóa quan trọng nhất phòng chống dịch.

Làm rõ hơn về câu chuyện vacxin trong quyết tâm chống dịch lở mồm long móng, PGS.TS Nguyễn Văn Giáp phân tích, tài liệu khoa học những năm 2000 trở về trước gần như không nói đến hàm lượng kháng nguyên. Nhưng những năm gần đây, trong tài liệu của các cơ quan Nhà nước, mức độ hàm lượng kháng nguyên cao 6PD50 được nhắc đến nhiều hơn.

“Sở dĩ có sự thay đổi này vì trước đây, vấn đề hiệu lực của vacxin được công nhận bằng độ tương thích của chủng vacxin với chủng virus nội địa.

Việt Nam tuy có nhiều nhánh virus khác biệt với chủng vacxin nhưng vẫn đạt mức bảo hộ. Lý do bởi hàm lượng kháng nguyên trong liều vacxin ở ngưỡng cao 6PD50 sẽ có thể mở rộng khả năng bảo hộ chéo đối với nhiều biến chủng virus khác nhau trong cùng một serotype”, ông Giáp lý giải.

Theo nhà khoa học này, chất lượng vacxin có thể nhắc đến ở nhiều khía cạnh như chất bổ trợ, quy trình kiểm soát tạo độ tinh khiết, nhưng không thể không nói đến việc lựa chọn chủng và tăng độ kháng nguyên cao ở trong mỗi liều vacxin.

Một số công ty cung cấp vacxin lở mồm long móng thường xuyên tiến hành kiểm tra hiệu lực thực tế đối với chủng virus lưu hành và công bố kết quả 3 tháng một lần. Đây là cơ sở để người chăn nuôi lựa chọn được loại vacxin hiệu quả và các nhà sản xuất sẽ cải tiến sản phẩm của mình theo nhu cầu thực tế.

Những loại vacxin lở mồm long móng có hàm lượng kháng nguyên 6PD50 hiện được địa phương, doanh nghiệp và ngành thú y ưu tiên sử dụng trong phòng, chống dịch. Ảnh: PT.

Những loại vacxin lở mồm long móng có hàm lượng kháng nguyên 6PD50 hiện được địa phương, doanh nghiệp và ngành thú y ưu tiên sử dụng trong phòng, chống dịch. Ảnh: PT.

Bịt lỗ hổng nhập lậu gia súc là giải pháp ngăn ngừa nguồn bệnh

Yếu tố vacxin là quan trọng nhất nhưng không phải tất cả, PGS.TS Nguyễn Văn Giáp nhìn nhận, Việt Nam có nhiều quy định phòng chống bệnh lở mồm long móng nhưng mức độ tuân thủ của người chăn nuôi đang ở mức nào là vấn đề quan trọng để đạt hiệu quả tích cực.

Trong giai đoạn vừa qua, theo ông Giáp, Chương trình quốc gia phòng chống bệnh lở mồm long móng, giai đoạn 2021 – 2025 có ý nghĩa quan trọng trong quyết tâm thanh toán dịch bệnh và bảo vệ đàn vật nuôi trên cả nước.

Đánh giá về ý nghĩa chương trình sau 3 năm triển khai, PGS. TS Nguyễn Văn Giáp cho rằng, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nhiều nước trên thế giới, do đó, chúng ta cần tiệm cận với tiêu chuẩn chung quốc tế về lĩnh vực phòng bệnh, đặc biệt đối với bệnh lở mồm long móng có mức độ nguy hiểm cao.

Khi một quốc gia còn xảy ra dịch bệnh này sẽ bị nghiêm cấm vận chuyển động vật, sản phẩm động vật sang những nước không có bệnh khác. Do đó, muốn có nền chăn nuôi an toàn, tạo đầu ra rộng rãi cho sản phẩm, Việt Nam cần hướng đến xây dựng vùng chăn nuôi an toàn và sạch bệnh.

Theo ông Giáp, ngành chăn nuôi Việt Nam đang phát triển theo hướng công nghiệp, số trang trại ít đi, nhưng số đầu gia súc tăng lên. Một trang trại có hàng trăm nghìn đầu con, nếu không may xảy ra dịch lở mồm long móng sẽ gây thiệt hại ghê gớm.

Trong bối cảnh đó, Chương trình chống dịch quốc gia của Chính phủ ban hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bảo vệ nền chăn nuôi nước nhà.

“Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn trong công tác phòng chống dịch. Khó khăn lớn nhất là chưa kiểm soát được chặt chẽ sản phẩm nhập lậu theo con đường tiểu ngạch. Đây là một trong những điểm mà Chương trình phòng chống dịch quốc gia cần nhận ra và tìm mọi cách bịt lỗ hổng đó”, ông Nguyễn Văn Giáp đánh giá.

Dẫu vậy, ông Giáp cho rằng, công tác triển khai vacxin, chọn những loại vacxin có hiệu lực cao đang được thực hiện tốt.

“Trong bệnh lở mồm long móng, sau khi động vật khỏi bệnh sẽ tiếp tục mang và bài thải virus. Vì vậy, để ngăn ngừa sự phát tán virus sang các khu vực chưa nhiễm bệnh, tôi muốn khuyến cáo bà con tuân thủ quy trình cách ly, không vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ ổ dịch cũ để ngăn ngừa sự xuất hiện các vùng dịch mới”, PGS.TS Nguyễn Văn Giáp gửi lời khuyên tới người chăn nuôi trong phòng chống dịch bệnh FMD.

Xem thêm
Định hướng phát triển bò thịt đến năm 2030

Đến 2023, đàn bò thịt trong nước từ 6,5-6,6 triệu con, 30% nuôi trang trại; phát thải khí nhà kính chăn nuôi giảm 18%, trong đó khí mê tan không quá 15,2 triệu tấn.

Hồi sinh vùng dược liệu bản địa

BÌNH ĐỊNH Vùng cao An Toàn được thiên nhiên ban tặng nguồn dược liệu phong phú. Thế nhưng do khai thác vô tội vạ nên dần cạn kiệt, nay vùng dược liệu đang được hồi sinh.

Sẽ tập trung đầu tư hạ tầng cho các viện nghiên cứu

NINH THUẬN Làm việc với Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết sẽ tập trung đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu.