| Hotline: 0983.970.780

Hàng chục ha lúa chết rét ở Thanh Hóa

Thứ Sáu 21/02/2014 , 10:50 (GMT+7)

Do ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh kèm theo mưa, gió đã làm cho khoảng 20 ha lúa xuân muộn của huyện bị chết cục bộ.

Ông Lê Huy Cường, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hoằng Hóa cho biết, do ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh kèm theo mưa, gió đã làm cho khoảng 20 ha lúa xuân muộn của huyện bị chết cục bộ. Tập trung nhiều ở các xã Hoằng Phú, Hoằng Quý, Hoằng Quỳ. Trong đó, một số diện tích chết trên 70% buộc phải cấy lại.

Bà Lê Thị Hà, xã Hoằng Quý nói: “Ruộng lúa của tôi bị chết rét khoảng 50%, ước thiệt hại về giống, công cày bừa 500 - 600 nghìn đồng. Hiện tại, mạ đã cấy hết, khi thời tiết ấm lên không biết lấy mạ đâu để cấy dặm. Lúa chết nhiều là do giống chịu rét kém. Những trà cấy muộn, bộ rễ đang thiếu chất dinh dưỡng lại gặp rét đậm, rét hại nên sức chống chịu kém".


Rét đậm, rét hại khiến cho hầu hết rễ lúa không thể phát triển

Cùng chung cảnh ngộ như bà Hà, hộ anh Thống ở thôn 9, xã Hoằng Anh (TP Thanh Hóa) thiệt hại 4 sào lúa. Anh Thống cho biết, sau khi cấy xong thì gặp đợt rét đậm, rét hại nên chưa đầy 1 tuần sau toàn bộ diện tích lúa đều chết.

“Tôi nghĩ lúa chết do rét đã đành nhưng một phần do khi cấy không đủ nước để giữ ấm cho mạ. Bây giờ mạ dự phòng không còn nên chỉ còn nước vớt từng khóm mạ thừa của các hộ khác để cấy lại được diện tích nào hay diện tích ấy”, anh Thống nói.

Ngoài hộ anh Thống, bà Hà, ở 2 xã Hoằng Phú và Hoằng Anh còn có hàng chục hộ dân lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, vừa mất công lao động vừa thiếu mạ để dặm, cấy lại diện tích lúa chết.

Tính đến ngày 18/2, toàn tỉnh Thanh Hóa gieo cấy được 120.670 ha lúa (đạt 101%); 7.600 ha ngô; 9.800 ha lạc; 200 ha đậu tương; 2.150 ha khoai lang và 8.400 ha rau các loại.

Ông Nguyễn Hữu Sinh, Chủ nhiệm HTX xã Hoằng Anh cho biết, tính đến thời điểm này, rét đậm, rét hại đã làm 5/200 ha lúa của xã bị chết rét. HTX và chính quyền địa phương đang tích cực vận động bà con tập trung thu gom những phần mạ còn thừa trên các chân ruộng chờ khi trời ấm lên cấy lại hoặc chăm dặm, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng bỏ không ruộng.

Sở NN-PTNT Thanh Hóa khuyến cáo bà con theo dõi sát sao các diện tích lúa đã cấy, duy trì mực nước nông trên mặt ruộng từ 1 - 3 cm; tập trung giữ nước ở các chân ruộng cao, tiêu nước chân ruộng sâu để chống rét cho lúa.

Đối với những diện tích lúa đã chết rét, tùy theo tỷ lệ, khẩn trương dặm hoặc gieo cấy lại bằng các giống có TGST ngắn. Chuẩn bị đầy đủ vật tư nhất là phân bón, khi thời tiết ấm trên 15oC kịp thời bón thúc để lúa phát triển. Đồng thời, theo dõi, phát hiện, xử lý kịp thời các hiện tượng ngộ độc đất, lúa bị nghẹt rễ và các loại sâu bệnh như sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm, ốc bươu vàng, chuột…

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội tăng hơn 13 lần trong 19 năm

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội đã tăng một mạch từ 610ha năm 2005 lên khoảng 8.000ha trong thời điểm hiện tại.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.