| Hotline: 0983.970.780

Hàng chục nghìn người đổ về Bản Tèn trải nghiệm không gian văn hoá, thể thao

Thứ Bảy 22/04/2023 , 10:58 (GMT+7)

THÁI NGUYÊN Sự kiện đang được diễn ra tại Bản Tèn, xã Văn Lăng, do UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên tổ chức.

Hàng chục ngàn người đổ về Bản Tèn tham dự Ngày hội Văn hóa - Thể thao dân tộc Mông năm 2023. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Hàng chục ngàn người đổ về Bản Tèn tham dự Ngày hội Văn hóa - Thể thao dân tộc Mông năm 2023. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Hàng chục ngàn người từ khắp nơi đã đổ về Bản Tèn, không chỉ ở huyện Đồng Hỷ, mà đông đảo cộng đồng người dân tộc Mông của các địa phương lân cận như huyện Võ Nhai (Thái Nguyên), huyện Chợ Mới (Bắc Kạn), huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) và du khách từ khắp nơi đã đổ về bản vùng cao này.

Giữa trập trùng mây, trập trùng núi, lễ hội diễn ra trong không khí tưng bừng, náo nhiệt, với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc, như: Thi trình diễn trang phục truyền thống; thi ẩm thực (đồ mèn mén và nấu thắng cố); liên hoan văn nghệ; thi múa khèn; thi đấu các môn thể thao, trò chơi dân gian (như kéo co, đẩy gậy, lao còn…).

Người dân tộc Mông ở nhiều vùng lân cận đổ về Bản Tèn. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Người dân tộc Mông ở nhiều vùng lân cận đổ về Bản Tèn. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Ngoài ra, du khách đến Bản Tèn cũng được trải nghiệm vùng rừng núi bạt ngàn, hùng vĩ, thơ mộng và không khí trong lành; những cánh đồng ruộng bậc thang được trồng hoa tam giác mạch và đủ các loại hoa đang khoe sắc.

Đối với cộng đồng người dân tộc Mông, họ đến đây để hòa mình vào không khí lễ hội của dân tộc mình, được thi tài và gặp gỡ bạn bè, kết duyên…

Bản Tèn, xã Văn Lăng nằm ở độ cao 1.200m, là bản vùng cao và cách xa trung tâm của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên hơn 30km. Bản Tèn hiện có trên 140 hộ dân với hơn 600 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, hiện còn giữ được những nét văn hóa đặc trưng.

Với khí hậu mát mẻ, giao thông thuận lợi, bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo… Bản Tèn hội tụ nhiều đặc điểm để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm.

Xem thêm
Cây đa di sản hơn 500 năm tuổi ở Thèn Sin có gì đặc biệt?

Cây đa hơn 500 tuổi ở Thèn Sin (huyện Tam Đường, Lai Châu) được công nhận Cây di sản Việt Nam. Cây này gắn với lịch sử, văn hóa của bà con địa phương.

Đàm Vĩnh Hưng xác lập kỷ lục

Đàm Vĩnh Hưng nhận bằng kỷ lục 'Ca sĩ trình diễn nhiều tiết mục mashup nhất trong một chương trình ca nhạc' tại liveshow 'Ngày em thắp sao trời'.

Mbappe sẽ thi đấu ở vị trí nào khi gia nhập Real Madrid?

Tiền đạo Mbappe vừa đăng tải bài viết chia tay CLB PSG vào rạng sáng nay, bến đỗ tiếp theo của anh nhiều khả năng sẽ là CLB Real Madrid.

Quảng Trị Marathon 2024: Chốt phương án bảo đảm an toàn cho vận động viên

Sau khi thực địa đường chạy, Ban tổ chức Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về Đất lửa đã thống nhất các phương án đảm bảo an toàn cho vận động viên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm