| Hotline: 0983.970.780

Hàng loạt hồ đập xuống cấp, thiếu khả năng xả lũ

Thứ Năm 09/07/2020 , 11:31 (GMT+7)

Có khoảng 1.645 hồ chứa đang xuống cấp và thiếu khả năng xả lũ. Những công trình xuống cấp, hư hỏng, chủ yếu được xây dựng từ những năm 70-80 của thế ký trước.

Ngày 9/7, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị về Công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi và thực hiện dự án sửa chữa nâng cao an toàn đập năm 2020.

Nhiều công trình hồ đập thủy lợi đang xuống cấp, thiếu khả năng xả lũ và cần được nâng cấp, sửa chữa. Ảnh: Minh Hậu.

Nhiều công trình hồ đập thủy lợi đang xuống cấp, thiếu khả năng xả lũ và cần được nâng cấp, sửa chữa. Ảnh: Minh Hậu.

Ông Nguyễn Đăng Hà, Vụ trưởng Vụ An toàn đập cho biết, hiện cả nước đã xây dựng được 7.169 hđập, hồ chứa thủy lợi. Trong đó có 419 đập dâng có chiều cao trên 5m và 6.750 hồ chứa với tổng chiều dài đập khoảng 1.182 km, tổng dung tích trữ khoảng 14,5 tỷ m3, tạo nguồn nước tưới cho gần 1,1 triệu ha đất nông nghiệp, hàng năm cấp 1,5 tỷ m3 nước cho sinh hoạt, công nghiệp, được phân bổ tại 45 tỉnh, thành trên cả nước. Trong đó có 4 hồ chứa quan trọng đặc biệt là hồ Dầu Tiếng, Cửa Đạt, Tả Trạch, Ngàn Trươi; 889 hồ chứa lớn, 1.632 hồ chứa vừa, 4.225 hồ chứa nhỏ.

Theo Tổng cục Thủy lợi, hiện nay, đa phần các hồ chứa lớn có dung tích từ 3 triệu m3 trở lên đã được sửa chữa đảm bảo an toàn. Theo thống kê, từ năm 2003 đến nay, đã sửa chữa được khoảng 900 hồ chứa với tổng kinh phí khoảng 16.500 tỷ đồng. Trong đó, riêng năm 2019, Chính phủ đã hỗ trợ cho 30 tỉnh với 500 tỷ đồng để sửa chữa nâng cấp 84 hồ.

Hồ Tuyền Lâm - một trong những công trình trọng yếu của tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Minh Hậu.

Hồ Tuyền Lâm - một trong những công trình trọng yếu của tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Minh Hậu.

Hiện nay, cả nước còn 1.645 hồ chứa bị xuống cấp, thiếu khả năng xả lũ. Trong đó đã xác định được nguồn vốn để sửa chữa, nâng cấp cho 439 hồ (dự án sửa chữa nâng cao an toàn đập - WB8), còn 1.206 hồ chứa chưa có nguồn vốn để đầu tư nâng cấp, sửa chữa.

Các dạng hư hỏng chính hay gặp đối với đập đất là không đủ mặt cắt, trượt sạt mái thượng hạ lưu, lớp gia cố bị hỏng, nứt thân đập, thấm qua thân và nền đập gây xói ngầm, có tổ mối trong thân đập. Đối với hệ thống cống lấy nước, thân cống bị hư hỏng, mục ruỗng, mang cống bị thấm, hư hỏng tiêu năng sau cống. Tràn bị hư hỏng thân, bể tiêu năng, thiếu khả năng xả lũ.

Tại hội nghị, nhiều vấn đề về quản lý hồ đập được phân tích để tìm giải pháp xử lý. Ảnh: Minh Hậu.

Tại hội nghị, nhiều vấn đề về quản lý hồ đập được phân tích để tìm giải pháp xử lý. Ảnh: Minh Hậu.

Cũng theo Tổng cục Thủy lợi, các hồ bị xuống cấp, hư hỏng nặng tập trung vào nhóm hồ vừa và nhỏ. Đây chủ yếu là những hồ được xây dựng từ những năm 70-80 của thế kỷ trước, trong điều kiện kinh tế khó khăn, kỹ thuật hạn chế, thiếu kinh phí bảo trì, sửa chữa nâng cấp. Việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước chưa được quan tâm đúng mức, các địa phương chưa bố trí đủ kinh phí để thực hiện.

Tại hội nghị, nhiều vấn đề quản lý an toàn hồ đập được các đại biểu đưa ra thảo luận. Trong đó, việc cấp bách nhất vẫn là đảm bảo nguồn vốn để nâng cấp, sửa chữa các công trình xuống cấp. Đồng thời áp dụng các công nghệ hiện đại 4.0 để quản lý, vận hành hồ đập. Ngoài ra phải có biện pháp về đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, vận hành cho cán bộ công nhân quản lý đập, hồ chứa theo quy định hiện hành.

Xem thêm
Hội Hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao

TP.HCM Ngày 15/11, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM, Hội Hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ tổ chức gặp mặt kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.

Ngành NN-PTNT khu vực ĐBSCL đạt và vượt nhiều chỉ tiêu

ĐBSCL Ngày 14/11, tại cảng Du thuyền TP Mỹ Tho diễn ra hội nghị tổng kết thi đua các khối Sở NN-PTNT vùng ĐBSCL lần thứ VIII năm 2024.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống

Gần nửa thập kỷ qua, nghề phân loại, tái chế rác nhựa đã biến phân nửa làng nghề hương tăm truyền thống ở Xà Cầu thành 'thủ phủ' phế liệu lớn nhất thủ đô.