| Hotline: 0983.970.780

Bình Thuận: Khô hạn nhất trong 10 năm qua

Thứ Hai 25/05/2020 , 11:48 (GMT+7)

Nắng nóng kéo dài khiến nhiều hồ thủy lợi của Bình Thuận khô cạn ảnh hưởng đến đời sống người dân và tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Sáng 25/5, Đoàn công tác Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu đã làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận để nắm bắt tình hình hạn hán ở địa phương và bàn phương án ứng phó.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Thuận, đến nay, lượng nước còn lại trong các hồ chứa thủy lợi trên toàn tỉnh chỉ còn khoảng trên 11 triệu m3, tức chỉ đạt khoảng 4,3% dung tích thiết kế. Lượng nước tại hồ thủy điện Đại Ninh cũng chỉ còn trên 12 triệu m3 (đạt 4,82% dung tích thiết kế), hồ thủy điện Hàm Thuận còn 103 triệu m3 (chỉ đạt 19,73% dung tích thiết kế).

Hồ thủy lợi Ba Bàu (huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) trơ đáy. Ảnh: Kim Sơ.

Hồ thủy lợi Ba Bàu (huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) trơ đáy. Ảnh: Kim Sơ.

Đối với nguồn nước tự nhiên, do tình hình khô hạn kéo dài nên các sông, suối đều đã cạn kiệt, mực nước ngầm cũng suy giảm nghiêm trọng. Hiện nay, các giếng khoan, giếng đào ở các địa phương của tỉnh đều rơi vào tình trạng cạn nước, nhiều nơi khô cạn hoặc bị nhiễm mặn.

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, đây là đợt nắng nóng gay gắt nhất trong suốt 10 năm qua ở địa phương và khiến tình trạng hạn hán càng trở nên nghiêm trọng. Tình hình sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt tại các huyện như Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và cả TP Phan Thiết đều bị ảnh hưởng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cùng đoàn công tác làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Minh Hậu. 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cùng đoàn công tác làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Minh Hậu. 

Trong vụ Đông Xuân 2019-2020, Bình Thuận phải cắt giảm gần 14 nghìn ha diện tích lúa, bắp và vụ Hè Thu năm nay chỉ trồng ở khu vực đồng bằng La Ngà thuộc khu tưới của đập dâng Tà Pao. Hiện nay, còn khoảng 30 nghìn ha lúa đang phải chờ mưa, chưa thể sản xuất theo kế hoạch do thiếu nguồn nước. Ngoài ra, hàng chục nghìn ha cây trồng khác bị thiếu nước, ảnh hưởng đến năng suất.

Về nước sinh hoạt, toàn tỉnh có 43 xã, phường, thị trấn bị thiếu cục bộ với khoảng trên 27 nghìn hộ dân bị ảnh hưởng. Nhiều nơi của tỉnh, người dân phải mua nước để phục vụ các nhu cầu cấp thiết trong sinh hoạt với giá giao động từ 60.000 đồng-120.00 đồng/m3.

Tại cuộc làm việc, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, Bình Thuận đang trải qua giai đoạn khô hạn lịch sử. Lượng nước ở các hồ chứa thủy lợi, nước ở các công trình thủy điện sụt giảm nghiêm trọng nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cùng đoàn công tác kiểm tra tiến độ dự án hồ chứa nước Sông Lũy. Ảnh: Ngàn Phố.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cùng đoàn công tác kiểm tra tiến độ dự án hồ chứa nước Sông Lũy. Ảnh: Ngàn Phố.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, trước thực trạng khô hạn như hiện nay, tỉnh Bình Thuận đã thực hiện tốt nhiều giải pháp để hạn chế thiệt hại. Thứ trưởng đánh giá cao về khả năng ứng phó của địa phương và đặc biệt là ngành nông nghiệp của tỉnh.

Để ứng phó tình hình khô hạn, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị tỉnh Bình Thuận tiếp tục thực hiện các giải pháp về tích trữ nguồn nước. Trong đó, cố gắng hoàn thiện các công trình thủy lợi đang thực hiện để đến khoảng năm 2022, địa phương cơ bản chủ động được nước tưới. Ngoài ra, Thứ trưởng Hiệp cũng đề nghị địa phương thực hiện các giải pháp như tính toán tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi hợp lý cơ cấu cây trồng, sử dụng cây ngắn ngày, cây chịu hạn để thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu.

Đối với các công trình lớn như hồ La Ngà 3, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp giao UBND tỉnh Bình Thuận nghiên cứu và phối hợp với Bộ trong việc thực hiện báo cáo dự án trong năm 2020. Khi báo cáo này hoàn thiện, việc đầu tư sẽ được xem xét.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

4 xe đầu kéo bốc cháy trong bãi

BÌNH ĐỊNH 4 xe đầu kéo đang đậu tại bãi xe nằm trên đường Điện Biên Phủ (thành phố Quy Nhơn, Bình Định) bất ngờ bị cháy rụi gây thiệt hại hàng tỷ đồng.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm