| Hotline: 0983.970.780

Hào hứng nuôi giống bò 'lực sỹ'

Thứ Sáu 22/04/2016 , 08:30 (GMT+7)

"Mới 2 tháng nhưng bê BBB trọng lượng cao hơn bê lai Sind từ 10 - 15kg, bắp chân to gấp đôi giống bê cỏ. Giống bê này lạ lắm, còn nhỏ mà biết ăn cỏ rồi", nông dân Trần Công Cầu cho biết.

Ông Nguyễn Đình Vương, GĐ Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Quảng Nam cho biết: Nhằm du nhập những giống bò mới giúp bà con nông dân tăng thu nhập, trung tâm đã tiến hành hỗ trợ 300 liều tinh bò BBB (Blanc Bleu Belge) cho người dân 3 huyện, đến nay đã có kết quả bước đầu. Đây giống bò lai thích nghi ở Quảng Nam, bà con rất hào hứng nuôi.

Ông Vương cho biết thêm, khi biết thông tin ở các tỉnh phía Bắc, nhất là “thủ phủ” Hà Nội phát triển giống bò BBB, trung tâm đã cử cán bộ ra học hỏi kinh nghiệm và nhập 300 liều tinh cấp phát cho bà con nuôi khảo nghiệm.

Những hộ được chọn lựa phải đáp ứng yêu cầu bò mẹ giống lai Sind đã 1 - 2 lần sinh sản. Khi đến kỳ động dục, cán bộ dẫn tính viên đến phối giống. “300 liều tinh đến nay có 255 con bò sinh sản, đạt đến 85% (tỷ lệ này cao hơn bò thường 10%). Mặc dù mới nuôi được 2 tháng tuổi nhưng trọng lượng to gấp đôi bò lai sind, bò cỏ ở địa phương. Đây là kết quả bước đầu để hướng tới cải hóa đàn bò giúp bà con tăng thu nhập. Từ kết quả này, trung tâm tiếp tục theo dõi và báo cáo cụ thể để thương mại hóa giống bò BBB trên địa bàn tỉnh", ông Vương chia sẻ.

Cũng theo ông Vương, ở Quảng Nam, bê con sinh sản đạt trọng lượng từ 15 - 20kg nhưng bò BBB đạt từ 27 - 30kg. Sau 2 tháng cho trọng lượng 60 - 70kg, còn bò địa phương chỉ từ 30 - 40kg. Để giống bò này được nhân rộng, sắp tới trung tâm mở lớp đào tạo dẫn tinh viên cho các huyện, đồng thời mua sắm dụng cụ để phối giống.

“Để phát triển bò BBB người dân cần lưu ý, khi chọn phối giống thì những con bò cái phải là giống lai sind đã sinh sản từ 1 - 2 lần. Bởi bò BBB có trọng lượng lớn, nếu bò cái nhỏ thì khó khăn trong việc sinh con, thậm chí phải mổ để lấy bê ra”, ông Vương khuyến cáo.

10-15-49_nh-1
Con bê lai của ông Trần Công Cầu được 2 tháng tuổi

“Bê BBB được 2 tháng tuổi mà bự lắm, bằng con bê cỏ 5 tháng tuổi. Mông, đầu, bụng giống bò sữa. Thấy bê con, người dân ở đây mê lắm. Thân hình nó to gấp đôi bê lai Sind. Tôi đang muốn để giống, chứ nuôi mà không nhân giống được thì uổng quá”, bà Kha phân vân.

Dẫn bò BBB ra đồng chăn thả, bò mẹ màu vàng, bê màu vàng trắng, ông Trần Công Cầu, thôn Cẩm Tú, xã Quế Thọ, huyện Hiệp Đức cho biết: "Nó mới sinh được 2 tháng mà to rứa đó. Bắp chân như lực sỹ, thấy cơ thịt nổi từng cục to tướng. Là giống bò mới nhưng các đặc tính của chúng giống như bò nuôi tại địa phương".

Ông Cầu được hỗ trợ 1 liều tinh, khi bò cái động dục thì dẫn tinh viên đưa tinh đến phối giống. Ban đầu, ông lưỡng lự, vì đây là giống mới, nếu phối không thành công thì chậm mất mấy tháng sinh sản của bò, đặc biệt sinh ra bê con không biết thế nào.

Bởi sinh bê lai sind ra bán được hơn 10 triệu đồng/con, sau 8 tháng nuôi, còn bò này mà không đạt thì mất toi 10 triệu đồng. Khi nghe cán bộ trung tâm thuyết phục nên ông mới mạo hiểm đồng ý cho phối tinh.

“Giờ thì yên tâm rồi, nó sinh ra trọng lượng đã gấp đôi bò lai Sind. Thân to, mập lắm, sau 2 tháng đến nay đạt 70kg”, ông Cầu phấn khởi. Ông nói thêm, ở thôn có 10 hộ khác được cấp tinh miễn phí, đến 10 con bê ra đời, con nào, con nấy to lớn giống nhau.

10-15-49_nh-3
Bò BBB to gấp đôi giống bò địa phương

Tượng tự, bà Trần Thị Kha, ở thôn Cẩm Tú, xã Quế Thọ được cấp 1 liều tinh để phối giống. Từ ngày triển khai, cán bộ trung tâm đến tìm hiểu về nguồn gốc bò mẹ, khi đáp ứng được yêu cầu đưa ra, họ cho bà số điện thoại, đến ngày bò động dục thì liên lạc cho dẫn tinh viên đến thụ tinh. Khi bò có chửa thì cho ăn bình thường giống bò địa phương. Ngày sinh bê con chẳng phải can thiệp gì, bò mẹ sinh rất dễ dàng.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.