| Hotline: 0983.970.780

Hạt nhân trong chuỗi liên kết phát triển cà phê bền vững VnSAT

Thứ Sáu 31/12/2021 , 07:46 (GMT+7)

Nhờ đòn bảy từ dự án VnSAT, HTX Phượng Hoàng (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã trở thành mô hình kiểu mẫu trong chuỗi liên kết giá trị phát triển cà phê bền vững.

Nhờ liên kết, HTX Phượng Hoàng đã tạo ra mô hình phát triển cà phê bền vững. Ảnh Tuấn Anh.

Nhờ liên kết, HTX Phượng Hoàng đã tạo ra mô hình phát triển cà phê bền vững. Ảnh Tuấn Anh.

Những năm qua, người dân huyện biên giới Đức Cơ chủ yếu tập trung vào 2 vùng nguyên liệu chính là cây cao su và cà phê. Tuy nhiên, hình thức sản xuất thường mang tính nhỏ lẻ, manh mún, nhiều bấp bênh. Chính vì không có sự liên kết sản xuất nên đã bị các thương lái ép giá, làm ra sản phẩm nhưng không thể tiêu thụ được. Câu chuyện được giá mất mùa, được mùa mất giá liên tục diễn ra khiến người dân sản xuất cà phê ngày càng kiệt quệ.

Từ những trăn trở đó, ông Nguyễn Tấn Duy, Giám đốc HTX Xây dựng – Thương mại và Dịch vụ Phượng Hoàng đã quyết tâm vận động các hộ dân uy tín, có diện tích cà phê lớn để cùng nhau liên kết lại tạo thành mô hình HTX phát triển cà phê bền vững. Sau thời gian dài ấp ủ, đến tháng 7/2018, HTX chính thức được thành lập nhưng chỉ hoạt động theo quy mô nhỏ ở xã Ia Nan (huyện Đức Cơ) với số lượng thành viên tham gia cũng rất khiêm tốn. 

Sau đó, ông Duy nhận thấy, người dân toàn huyện Đức Cơ đều rất bức thiết cần phải liên kết lại với nhau nhưng chưa có HTX nào đứng ra làm được việc này. Thấy vậy, ông Duy đã mạnh dạn thành lập hội đồng tư vấn để kêu gọi những cán bộ về hưu tham gia giúp cho HTX phát triển.

Sau hơn 1 năm tổ chức liên kết hiệu quả, HTX đã được UBND huyện Đức Cơ đồng ý cấp kinh phí để hỗ trợ người dân cùng nhau phát triển. Đây là chính sách tạo tiền đề cho HTX liên kết các hộ dân lại với nhau nhằm mục đích giảm chi phí vật tư đầu vào, tăng giá trị sản xuất đầu ra.

HTX Phượng Hoàng rất chú trọng vào khâu chế biến sâu. Ảnh Tuấn Anh.

HTX Phượng Hoàng rất chú trọng vào khâu chế biến sâu. Ảnh Tuấn Anh.

Từng bước hoàn thiện mình, đến nay HTX Phượng Hoàng đã phủ rộng khắp địa bàn huyện Đức Cơ với 324 thành viên liên kết trồng cà phê trên diện tích 530 ha. Ngoài ra, HTX còn thành lập các Tổ hợp tác tại các thôn, làng để liên kết cùng HTX thúc đẩy ngành hàng cà phê phát triển bền vững.

“Để liên kết bền vững, HTX phải hỗ trợ người dân cung cấp vật tư phân bón theo hình thức gối đầu, tìm kiếm nguồn phân bón chất lượng với giá thành hợp lý để làm sao người dân được hưởng lợi nhất. Ngoài ra, HTX tập trung vào khâu chế biến sâu để nâng cao giá trị cà phê, từ đó quay lại hỗ trợ cho người dân”, ông Duy chia sẻ.

Ông Duy (áo trắng) giới thiệu hệ thống máy tách màu cà phê do dự án VnSAT hỗ trợ đầu tư. Ảnh Tuấn Anh.

Ông Duy (áo trắng) giới thiệu hệ thống máy tách màu cà phê do dự án VnSAT hỗ trợ đầu tư. Ảnh Tuấn Anh.

Chính cách làm này đã nhận được sự hưởng ứng rất lớn từ Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai và đặc biệt Dự án VnSAT sau đó đã vào cuộc hỗ trợ cho HTX đẩy mạnh phát triển cà phê theo hướng bền vững.

Ngoài việc hỗ trợ cho tất cả các thành viên về tập huấn sản xuất và tái canh bền vững, Dự án VnSAT còn hỗ trợ HTX đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm để giảm chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng cà phê.

Chưa dừng lại, để phát triển cà phê theo chuỗi giá trị bền vững, VnSAT tiếp tục đầu tư đầu tư các trang thiết bị máy móc về chế biến cà phê như máy tách màu (1,6 tỷ đồng), máy xát vỏ cà phê tươi chế biến ướt (2,8 tỷ đồng) theo hình thức đối ứng 50/50.

Ngoài ra, HTX còn được đầu tư 2 tuyến đường nội đồng để thuận tiện cho việc vận chuyển vào khu sản xuất. Cụ thể, tuyến đường liên xã Ia Kriêng – Ia Kêl có chiều dài 5,2 km với tổng kinh phí 10,6 tỷ đồng; tuyến đường từ xã Ia Lang đi thị trấn Chư Ty có chiều dài 6 km với tổng kinh phí 15 tỷ đồng.

Ông Duy cho biết, các tuyến giao thông nội đồng hoàn thành sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, giảm chi phí vận chuyển cho người dân trong việc chăm sóc, thu hoạch cà phê. Hơn nữa, các tuyến đường giao thông nội đồng còn mang lại hiệu quả xã hội với tính lan tỏa cao và đặc biệt giảm được tai nạn lao động trong quá trình sản xuất tiêu thụ cà phê.

Trong giai đoạn tiết theo, VnSAT tiếu tục đầu tư cho HTX hệ thống sân phơi, nhà màn với tổng diện tích 6.000 m2, kinh phí dự kiến khoảng 4,6 tỷ đồng; kho tự động chứa hàng 500 tấn với kinh phí ước tính khoảng 7,8 tỷ đồng.

“Với những khoản đầu tư này, VnSAT đã thực sự tạo ra cú hích, giải quyết được những vấn đề bức xúc, cấp bách nhất đối với người dân để lan tỏa các mô hình trồng cà phê chất lượng cao”, ông Duy cho biết.

Theo ông Duy, ngành hàng cà phê nói riêng và nông sản nói chung, quan trọng nhất vẫn là khâu tìm kiếm thị trường. Trong 2 năm qua, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nên ngành hàng cà phê đã gặp không ít khó khăn. Trước thực trạng này, ngoài những hỗ trợ từ VnSAT, HTX đã tập trung đầu tư thêm cơ sở hạ tầng cùng các trang thiết bị máy móc để chế biến sâu nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị cao.

Đối với cà phê nhân, các thành viên HTX hiện đang cung cấp cho Công ty TNHH Vĩnh Hiệp và một số nhà máy rang xay trong cả nước. Đối với cà phê thành phẩm gặp đôi chút khó khó khăn. Tuy nhiên thời gian qua, Sở Công thương Gia Lai đã tạo ra các sàn thương mại điện tử để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cà phê của HTX.

“Mong muốn trong thời gian tới, các Sở, ngành hỗ trợ HTX liên kết để đưa sản phẩm cà phê vào các hệ thống siêu thị, kết nối xuất khẩu để tạo ra thị trường tiêu thụ ổn định hơn”, ông Duy chia sẻ.

Với các trang thiết bị máy móc hoàn thiện, HTX Phượng Hoàng sẽ hướng đến thị trường xuất khẩu. Ảnh Tuấn Anh.

Với các trang thiết bị máy móc hoàn thiện, HTX Phượng Hoàng sẽ hướng đến thị trường xuất khẩu. Ảnh Tuấn Anh.

Ông Lê Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án VnSAT tỉnh Gia Lai cho biết, HTX Phượng Hoàng là 1 trong những đơn vị hoạt động rất hiệu quả trong việc liên kết chuỗi giá trị với nông dân để phát triển cà phê bền vững. Hiện các thành viên của HTX cũng đã được nhân rộng đến khắp các thôn, làng của các xã trên địa bàn huyện Đức Cơ. Đây cũng là đơn vị rất thành công khi liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu để tiêu thụ sản phẩm cho người dân.

Thời gian đầu, Dự án VnSAT đã hỗ trợ cho HTX đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm, tập huấn về sản xuất và tái canh cà phê bền vững để từng bước tập hợp người dân cùng liên kết lại với nhau.

Sau này, VnSAT tiếp tục hỗ trợ thêm cho HTX các trang thiết bị máy móc cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng để hoàn thiện hơn trong việc canh tác và thu hoạch cà phê bền vững.

Trong thời gian tới, Bộ NN-PTNT đã có đề án thí điểm sản xuất cà phê bền vững, tạo vùng nguyên liệu cho 2 tỉnh Đăk Lăk và Gia Lai để các HTX tiếp tục hoàn thiện hơn.

“Muốn cà phê chất lượng để hướng đến xuất khẩu thì cần phải liên kết các vùng trồng cà phê lại với nhau. HTX cũng đã lên kế hoạch xây dựng đề án phát triển cà phê vùng biên giới, muốn vậy thì cần phải liên kết giữa các huyện Đức Cơ, Ia Grai, Chư Prông.

HTX hiện đã làm việc với một số hộ dân sản xuất cà phê lớn trên địa bàn 2 huyện Ia Grai và Chư Prông để thành lập chi nhánh. Về cơ bản, các thành viên đã đồng ý để liên kết để cùng nhau vươn xa”, ông Nguyễn Tấn Duy, Giám đốc HTX Xây dựng – Thương mại và Dịch vụ Phượng Hoàng.

Trang thông tin có sự đồng hành của Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam - VnSAT

Xem thêm
Gia vị Việt Nam bị châu Âu cảnh báo tăng gấp 7 lần

Việt Nam là nước bị châu Âu cảnh báo nhiều nhất về gia vị nhập khẩu trong năm qua, với số trường hợp cao gấp 7 lần năm 2023.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Hỗ trợ doanh nghiệp Việt gia tăng lợi thế cạnh tranh

GEARS@VIETNAM giúp doanh nghiệp tại Việt Nam đo lường và thực hành ESG toàn diện trong quản trị nguồn nhân lực, giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.