| Hotline: 0983.970.780

Hát tiếng Anh tốt hơn người lớn

Thứ Hai 10/06/2013 , 11:15 (GMT+7)

Sau 2 tập phát sóng trên VTV3 vào tối thứ 7, phiên bản nhí của “The Voice" đã nhận được nhiều ý kiến bàn luận từ khán giả truyền hình.

Sau 2 tập phát sóng trên VTV3 vào tối thứ 7, phiên bản nhí của “The Voice" (Giọng hát Việt) đã nhận được nhiều ý kiến bàn luận từ khán giả truyền hình.

Rất nhiều ý kiến thảo luận về việc các thí sinh nhí cũng chuộng hát các ca khúc tiếng Anh hơn tiếng Việt, song song, khán giả truyền hình cũng cho rằng: thí sinh nhí được học tiếng Anh bài bản ngay từ nhỏ, nên hát tiếng Anh rất Tây, và hay hơn hẳn các thí sinh lớn.


Phương Mỹ Chi gây xúc động với ca khúc dân ca

HÁT TIẾNG ANH THEO KIỂU HỌC TIẾNG ANH

Với độ tuổi của thí sinh dự thi là dưới 15 tuổi, nên sự phân bổ thí sinh khá đa dạng. Có những thí sinh còn bé, giọng hát còn nũng nịu, nhưng cũng có những thí sinh đã vỡ giọng, phong cách khá chững chạc và rất người lớn.

Ở 2 tập đầu, nhiều thí sinh chọn hát các ca khúc tiếng Anh có nội dung rất người lớn như các ca khúc của Adele: “One and Only", "Set fire to the rain", "Someone like you”, ca khúc của Rihanna là “Stay” cũng được thí sinh nhí Mai Xuân Bách ở Phan Thiết chọn biểu diễn hay như thí sinh 10 tuổi Hữu Đại chọn ca khúc “Try” của Pink để chinh phục 4 Huấn luyện viên trong vòng “Giấu mặt”.

Điều gây tranh cãi là nội dung những ca khúc này đều nói về những chuyện tình cảm, chuyện thất tình và những mất mát sau tình yêu. Những ca khúc này đều được các giọng ca nhí biểu diễn hết sức thuyết phục, dẫn chứng cho điều đó là các Huấn luyện viên đều nhấn nút “Tôi chọn bạn” và ra sức chèo kéo về đội của mình.

Với những ca khúc có nội dung quá người lớn, liệu các thí sinh nhí có hiểu nội dung hay đơn thuần chỉ là nghe qua truyền hình và hát lại?

Hầu hết các thí sinh này đều xuất thân từ các trường quốc tế, hát tiếng Anh khá chuẩn về mặt phát âm, thậm chí phát âm còn tốt hơn các thí sinh bên phiên bản của người lớn.

Có thể, đây là những ca khúc giúp các em học tiếng Anh và các em đang hát tiếng Anh theo kiểu người học… tiếng Anh vì chưa trải nghiệm được những nội dung đa chiều mà các bài hát của Adele, Pink hay Rihanna.

Tuy nhiên, nhạc nước ngoài cũng không thiếu những ca khúc có ý nghĩa vui tươi, trong sáng và đủ thể loại cho các em chọn đem ra thi thố về mặt thể loại. Cho nên, sẽ trọn vẹn hơn, vẫn khuyến khích các em hát tiếng Anh theo kiểu học tiếng Anh, nhưng chọn các ca khúc có nội dung phù hợp với lứa tuổi hơn, thay vì những: “Em cảm giác như không thể sống nếu thiếu anh… Em muốn anh ở lại đây” (Lời ca khúc “Stay” của Rihanna – do thí sinh Mai Xuân Bách thể hiện trong tập 2, phát sóng tối 8/6)

CA KHÚC DÂN CA GÂY XÚC ĐỘNG

Với ca khúc “Quê em miền nước lũ”, thí sinh Phương Mỹ Chi (10 tuổi) là điểm nhấn gây xúc đọng nhất chương trình. Thí sinh nhí đến từ TP Hồ Chí Minh đã kể câu chuyện về người cô út của mình, người đã dạy thí sinh này hát dòng nhạc trữ tình quê hương nhưng bị mù lòa đã khiến không ít khán giả truyền hình rơi nước mắt.

Ra đến sân khấu, với trang phục áo bà ba, Phương Mỹ Chi cất giọng hát ngọt ngào, sâu lắng như kể câu chuyện về miền nước lũ miền Tây Nam Bộ khiến Huấn luyện viên Hiền Thục khóc vì cảm động, sau đó thí sinh này cũng chọn về đội Hiền Thục, mặc dù cặp đôi Hồ Hoài Anh - Lưu Hương Giang và ca sĩ Thanh Bùi dùng đủ mọi chiêu để chiêu mộ về đội của mình.

Trước Phương Mỹ Chi, thì thí sinh Phương Duyên cũng chọn ca khúc mang âm hưởng dân gian Bắc Bộ là “Bà tôi” (sáng tác Nguyễn Vĩnh Tiến) để thể hiện, thí sinh này cũng chọn về đội của Huấn luyện viên Hiền Thục. Như vậy, đội của Huấn luyện viên Hiền Thục có nhiều thí sinh hát tiếng Việt và 2 thí sinh hát dân ca cũng là “điểm nhấn” của 2 tập vừa qua.

“Giọng hát Việt nhí” nhận được nhiều lời khen ngợi vì sự sinh động của thí sinh, có khá nhiều thí sinh hát quên lời, trật nhịp, thậm chí bỏ vài câu không hát vì run quá…, song song 4 huấn luyện viên cũng khá nhẹ nhàng khi dùng chiêu để chinh phục thí sinh.

Hai MC của chương trình là Trấn Thanh và ca sĩ Thanh Thảo cũng làm tròn nhiệm vụ khi kết hợp pha trò hài hước, khiến chương trình diễn ra đúng không khí… dành cho trẻ nhỏ.

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm