| Hotline: 0983.970.780

Hệ thống xử lý nước thải trị giá triệu đô tại cảng cá Ngọc Hải

Chủ Nhật 18/09/2022 , 10:47 (GMT+7)

Sở NN-PTNT Hải Phòng phối hợp với Sở Ngoại vụ và Hiệp hội hợp tác kỹ thuật quốc tế Kitakyushu tổ chức hội thảo về xử lý nước thải tại cảng cá Ngọc Hải.

Các chuyên gia Nhật Bản trình bày hiệu quả dự án. Ảnh: Đinh Mười.

Các chuyên gia Nhật Bản trình bày hiệu quả dự án. Ảnh: Đinh Mười.

Ông Nguyễn Văn Hưng - Giám đốc Ban quản lý Cảng cá, bến cá TP Hải Phòng cho biết, dự án do tổ chức Jaica (Nhật Bản) tài trợ với tổng trị giá là 1 triệu USD.

Sau một thời gian triển khai, dự án xử lý nước thải có nồng độ BOD do Jica tài trợ tại cảng cá Ngọc Hải cơ bản hoàn thành, đã thực hiện qua quá trình vận hành thử.

Về phía thành phố Hải Phòng, đến nay đã thực hiện các hạng mục công trình tường chắn, sàn đặt thiết bị xử lý nước thải, cải tạo mặt cảng...

Còn về phía thành phố Kitakyushu, đã hoàn tất việc tài trợ gia công, chế tạo và hoàn thành việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải có nồng độ BOD cao, đưa enzyme vào bể sục khí, vận hành thử để kiểm tra thiết bị, phân tích mẫu nước thải trước và sau khi lắp đặt hệ thống, kiểm chứng hiệu quả của thiết bị, lập sổ tay hướng dẫn thao tác và đào tạo tại chỗ kiến thức vận hành cho 4 nhân viên cảng cá Ngọc Hải.

Qua quá trình vận hành thử nghiệm, hệ thống hoạt động cơ bản trơn tru, không gây tiếng ồn, có hiện tượng báo lỗi, tuy nhiên qua kiểm tra do bể hút có rác thải rắn chắn ống hút, sự cố này đã được khắc phục nhanh chóng, triệt để bằng lưới chắn rác.

Dự án do Jica tài trợ, trị giá 1 triệu USD. Ảnh: Trung Quân.

Dự án do Jica tài trợ, trị giá 1 triệu USD. Ảnh: Trung Quân.

“Mục tiêu của dự án là góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm nước ở thành phố Hải Phòng nói chung và cảng cá Ngọc Hải nói riêng, chứng minh tính hữu ích và tính ưu việt của hệ thống xử lý nước thải sử dụng xúc tác và vi sinh trong môi trường Việt Nam, xem xét và thảo luận các phương pháp và vấn đề phổ biến hệ thống”, ông Hưng cho hay.

Theo các chuyên gia chia sẻ tại hội thảo, máy móc phục vụ dự án đều tân tiến, hiện đại, được vận hành tự động. Vật tư, vật liệu gia công, chế tạo trang thiết bị có khả năng chống chịu tốt với môi trường nước mặn và chất liệu xử lý nước bằng hữu cơ, thân thiện với môi trường.

Bằng cảm quan, hoàn toàn nhìn bằng mắt thường cho thấy đầu vào là nước màu đen, có mùi hôi đậm đặc, qua quá trình xử lý, đưa ra môi trường là nước không có vẩn đục, giảm thiểu mùi hôi... Trung tâm quan trắc môi trường đã có phân tích các chỉ số đầu ra và cho kết quả đều đảm bảo theo yêu cầu.

“Chúng tôi mong muốn góp phần bảo vệ môi trường, muốn TP Hải Phòng xanh –sạch hơn nữa và mặt khác, nước qua xử lý vẫn có thể sử dụng lại như một vòng tuần hoàn, sẽ bớt được chi phí cho người dân”, chuyên gia Kazumi Tani, Công ty trách nhiệm hữu hạn J-Fils chia sẻ.

Chuyên gia Kazumi Tani đại diện cho Công ty trách nhiệm hữu hạn J-Fils chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Trung Quân.

Chuyên gia Kazumi Tani đại diện cho Công ty trách nhiệm hữu hạn J-Fils chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Trung Quân.

Cảng cá Ngọc Hải với quy mô diện tích trên 20 ha, hàng năm tiếp nhận khoảng 12 nghìn lượt tàu cá vào bốc dỡ sản phẩm với khoảng 10 nghìn tấn thủy sản các loại.

Đây là cảng cá được xác định là trọng điểm của thành phố Hải Phòng và là 1 trong 2 cảng cá nằm trong danh mục cảng cá được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định để xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác cho tàu cá hoạt động ở vùng biển xa bờ.

Tuy nhiên, do được đầu tư xây dựng trên 20 năm, hệ thống kết cấu hạ tầng cần được đầu tư nâng cấp, đặc biệt là vấn đề xử lý, làm sạch môi trường về nước thải có nồng độ hữu cơ cao và chất thải rắn.

Quy mô công suất của hệ thống đảm bảo xử lý toàn bộ khối lượng nước thải tại Cảng cá số 2, vào những thời điểm hoạt động bốc dỡ, vận chuyển thủy sản ở mức độ cao nhất.

Việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải có nồng độ BOD cao tại Cảng cá số 2, thuộc Cảng cá Ngọc Hải là phù hợp nhu cầu thực tiễn và có nhiều tiềm năng nhân rộng đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có khối lượng lớn nước thải hữu cơ.

Các đại biểu tham quan trực tiếp máy xử lý nước thải. Ảnh: Đinh Mười.

Các đại biểu tham quan trực tiếp máy xử lý nước thải. Ảnh: Đinh Mười.

Theo định hướng của TP Hải Phòng là xây dựng trung tâm nghề cá lớn, chú trọng phát triển theo hướng: “Khai thác thủy sản có trách nhiệm, thân thiện môi trường, an toàn thực phẩm, bảo vệ, phát triển nguồn lợi”.

Do đó, sau khi được tiếp nhận hệ thống xử lý nước thải này, Ban Quản lý cảng cá Hải Phòng cần tiếp tục vận hành hiệu quả, sử dụng đúng mục tiêu dự án đã đề ra.

Để sử dụng tốt hệ thống, mang lại hiệu quả lâu dài, đề nghị Hiệp hội hợp tác kỹ thuật Quốc tế Kitakyushu tiếp tục thực hiện các hợp phần còn lại của Dự án về đào tạo, hướng dẫn chuyên sâu cách thức vận hành, khắc phục những sự cố đơn giản.

Mặt khác, các đơn vị cần tiếp tục quan tâm hỗ trợ Ban Quản lý cảng cá Hải Phòng trong lĩnh vực xử lý môi trường, đặc biệt là việc thu gom, xử lý rác thải nhựa.

Trong thời gian tới, các chuyên gia đến từ Thành phố Kitakyushu (Nhật Bản) đang hướng mục tiêu hỗ trợ 15 bệnh viện trong thành phố Hải Phòng từ nguồn hỗ trợ của ngân hàng Thế giới, sẽ phát triển các cơ sở xử lý nước thải và thúc đẩy việc xử lý nước thải y tế đúng cách.

Tại huyện An Lão, các chuyên gia sẽ giới thiệu các công trình xử lý nước thải như bể tự hoại để xử lý nước thải sinh hoạt, làm sạch và sửa chữa các đường ống dẫn nước thải hiện có, đảm bảo chất lượng nước của nguồn nước máy (sông Đa Độ).

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.