| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 08/10/2008 , 11:54 (GMT+7)

11:54 - 08/10/2008

Hên hay xui?

Bộ Y tế mới công khai danh sách các nhãn sữa có (23 nhãn) và không có melamine (trên 200 nhãn). Trong khi đó còn khoảng 500 mẫu sữa vẫn tấp ở 22 labo đang chờ kiểm nghiệm, tức là chưa đủ cơ sở dữ liệu để khẳng định “có hay không có melamine”.

Bộ Y tế mới công khai danh sách các nhãn sữa có (23 nhãn) và không có melamine (trên 200 nhãn). Trong khi đó còn khoảng 500 mẫu sữa vẫn tấp ở 22 labo đang chờ kiểm nghiệm, tức là chưa đủ cơ sở dữ liệu để khẳng định “có hay không có melamine”. 

Vì vậy các phụ huynh rối trí không biết lựa chọn nhãn sữa nào cho con mình. Trong khi đó, Bộ Y tế trả lời  “đừng lo sợ sản phẩm nào cũng có melamine, hãy chọn sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác ghi đúng quy định”. 

 Một thông tin bên lề, người dân Trung Quốc tiêu thụ khoảng 20% thị trường sữa thế giới đã giảm uống sữa sau sự kiện melamine nên giá sữa thế giới lao dốc mạnh. Theo thông tin từ trang web của Hội đồng Phát triển sữa Anh quốc, giá sữa tách kem (WMP) từ 4.000USD/tấn (tháng 8/2008) giảm đột ngột còn 3.100USD/tấn (9/2008). Các chuyên gia chăn nuôi phân tích, nếu người tiêu dùng chưa lấy lại niềm tin với sữa bò thì giá sữa WMP sẽ giảm xuống còn 2.000USD/tấn, bằng giá cuối năm 2006. Loại sữa tách kem (SMP) của Mỹ (nước xuất khẩu SMP chủ lực) cũng ế ẩm. Giá sữa SMP tháng 9 giảm còn 2.900 USD/tấn (tháng 9/2007 là 4.700USD/tấn).

Sau sự kiện melamine, Cục Chăn nuôi  có công văn chỉ đạo các Sở NN- PTNT phải tăng cường tuyên truyền cho người chăn nuôi yên tâm nuôi bò sữa. Trong khi các Sở chưa kịp khuyến cáo đến dân thì sữa bò vắt ra đã không biết đổ đi đâu, người nuôi bò sữa ở Ba Vì, Gia Lâm (Hà Nội) đành nuôi báo cô đàn bò. Và với cảnh báo giá sữa nguyên liệu thế giới hạ như vừa nêu, chắc chắn các nhà máy sữa VN sẽ tăng lượng nhập sữa nguyên liệu để chế biến, giảm lượng thu mua sữa trong nước.

Tưởng vụ xì- căng- đan melamine sẽ khiến các doanh nghiệp chế biến sữa không dám đi nhập sữa ngoại, tập trung chăm chút vùng bò sữa nguyên liệu trong nước thì người nuôi bò được nhờ. Nhưng kiểu này thì chẳng hy vọng nước non gì!

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm