| Hotline: 0983.970.780

Hiểu đúng về phân hữu cơ vi sinh

Thứ Năm 25/11/2010 , 11:42 (GMT+7)

Qui trình chung để sản xuất PHCVS là từ các loài vi sinh vật được nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm, sau đó đem phối trộn với các chất mang và phụ gia hữu cơ rồi tạo hạt, sấy khô...

Phân hữu cơ vi sinh (PHCVS) là những chế phẩm có chứa các loài vi sinh vật (đang còn sống) có ích cho cây trồng và đất trồng. Hiệu quả của PHCVS phụ thuộc loại, số lượng và hoạt lực của các vi sinh vật, bởi vậy PHCVS đòi hỏi công nghệ sản xuất, điều kiện vận chuyển, bảo quản chuyên biệt.

Ở nước ta công nghệ sản xuất PHCVS còn khá lạc hậu và không đồng nhất, bên cạnh một vài NM đầu tư dây chuyền thiết bị hiện đại và sản xuất PHCVS đảm bảo chất lượng thì còn nhiều cơ sở không có phòng thí nghiệm, thiết bị máy móc lạc hậu, chủ yếu dùng trộn thủ công là chính nhưng vẫn đưa ra thị trường hàng ngàn tấn phân hữu cơ vi sinh mỗi năm. Do vậy trên thị trường PHCVS đang “thật giả lẫn lộn”.

Qui trình chung để sản xuất PHCVS là từ các loài vi sinh vật được nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm, sau đó đem phối trộn với các chất mang và phụ gia hữu cơ rồi tạo hạt, sấy khô và đóng bao đưa đi tiêu thụ. Ở NM Phân bón Năm Sao, sau khi tạo hạt sẽ qua quá trình sấy để chuyển vi sinh vật ở dạng đang hoạt động thành dạng bào tử (ngủ yên không hoạt động). Do độ ẩm thấp nên có thể để lâu mà phân vẫn không bị giảm chất lượng vì bào tử vẫn ngủ yên, khi bón ra ruộng, gặp ẩm các vi sinh vật sẽ được kích hoạt trở thành dạng hoạt động và có hiệu lực cao với cây trồng và đất.

Những cơ sở nhỏ, do thiếu thiết bị và công nghệ, trình độ sản xuất thấp kém nên chủ yếu chỉ dừng lại ở cách thức trộn vi sinh vật với phụ gia, sau đó phơi qua nắng rồi đóng bao, trong lúc các vi sinh vật vẫn đang hoạt động nên thời gian bảo quản không được lâu, phân nhanh chóng bị giảm chất lượng.

PHCVS thường chứa một hay nhiều loại vi sinh vật thuộc các nhóm cố định đạm, phân giải lân, phóng thích kali và kích thích sinh trưởng. Các vi sinh vật cố định đạm gồm vi khuẩn Azotobacter, Bradyrhizobium, Rhyzobium; xạ khuẩn Actinomyces, Klebsiella; tảo lam (Cyanobacterium)... Các vi sinh vật này có khả năng hút nitơ chuyển hóa thành đạm cung cấp cho cây.

Vi sinh vật phân giải lân bao gồm: Aspergillus niger, vi khuẩn Pseudomonas, Micrococens, B. megathelium var. phosphoticum, Basillus megaterium. Các vi sinh vật này có khả năng phân giải lân từ các hợp chất khó tiêu trong đất thành lân hữu hiệu cung cấp cho cây. Ngoài ra, nấm Mycorrhiza sống cộng sinh ở rễ cây trồng có khả năng hòa tan phosphat sắt trong đất để giải phóng lân cung cấp lân cho cây.

Để chọn lựa được phân hữu cơ vi sinh tốt, nên chọn các thương hiệu của các NM lớn, mua ở các đại lý tin cậy; hạt phân phải khô, đồng đều, không có mùi quá gắt; sau khi bón phải thấy đất xốp lên (đôi khi có mốc), cây phát triển tốt. Nếu muốn thử trước khi mua bà con cần cho một nhúm nhỏ cỡ thìa canh vào chai nước suối, cho nước vào khoảng nửa chai, nút chặt lại.

Nếu sau khoảng 2 ngày mà chai phình to, căng hơi và nước trong chai có mùi hôi là phân có chất lượng. Nếu chai không phình, nước không có mùi hôi hay chỉ có mùi của phân đạm thì phân đó kém chất lượng.

Các vi sinh vật như B. megathelium, mucilaginosus Basillus và Bacillus edaphicus sẽ phóng thích kali ở dạng cố định thành dạng hòa tan cung cấp cho cây trồng. Một số vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn cũng có tác dụng kích thích tăng trưởng cây trồng nếu trong quá trình sản xuất áp dụng công nghệ lên men vi sinh.

NaSa-Smart là PHCVS của NM Pphân bón Năm Sao được sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại nhất hiện nay theo công nghệ của Nhật Bản. Thành phần NaSa-Smart gồm trên 30 chủng vi sinh vật thuộc các nhóm cố định đạm, phân giải lân, phóng thích kali, đối kháng và kích thích sinh trưởng nên có hiệu lực rất cao đối với cây trồng.

NaSa-Smart thích hợp với lúa, cây ăn trái, cây công nghiệp và rau màu. NaSa-Smart không chỉ nâng cao năng suất mà còn tăng chất lượng nông sản, cải thiện độ màu mỡ cho đất, giảm lượng phân hóa học, tăng hiệu quả cho nhà nông. Các kết quả khảo nghiệm đã cho thấy khi bón kết hợp NaSa-Smart với phân bón NPK làm tăng năng suất lúa 12,8%, thanh long 14,1%... và giảm được 10% lượng phân bón NPK.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm