| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả mô hình nuôi gà lông màu

Thứ Năm 16/01/2020 , 09:42 (GMT+7)

Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Yên Sơn, UBND xã Thái Bình thực hiện mô hình chăn nuôi gà lông màu quy mô 5.000 con với 15 hộ tham gia.

Sau hơn 3 tháng thực hiện, mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ tham gia.

Gia đình ông Nguyễn Tiến Hưng (thôn 4, xã Thái Bình), là một trong 15 hộ tham gia mô hình chăn nuôi gà lông màu cho biết, tháng cuối 8/2019, gia đình ông được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ 400 con gà giống Mía lai 1 ngày tuổi đã được tiêm phòng vắc xin đầy đủ (Nhà nước hỗ trợ 70%, gia đình đối ứng phần còn lại).

Nhờ tuân thủ đúng quy trình nuôi sinh học nên đàn gà khỏe mạnh, tỷ lệ sống cao (trên 90%). Sau hơn 3 tháng nuôi đàn gà phát triển tốt, trọng lượng bình quân đạt 2 kg/con. Giống gà này có nhiều ưu điểm vượt trội so với giống gà địa phương như lông mượt, mào đỏ đẹp, với giá bán trung bình từ 80.000 - 90.000 đồng/kg, gia đình ông thu về trên 60 triệu đồng.

Gia đình ông Tống Văn Bình (ở thôn 5, xã Thái Bình) cũng nhận nuôi 400 con gà Mía lai. Ông Bình cho biết, gia đình có 03 ha cây ăn quả nên ông thực hiện nuôi gà theo hướng thả vườn vừa tận dụng được diện tích mặt đất của vườn cây ăn quả, gà có thể giúp bắt sâu cho cây trồng, phân gà dùng để bón cho cây.

Sau hơn 3 tháng thực hiện chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật, đàn gà phát triển tốt, trọng lượng bình quân đạt 1,8 - 2 kg. Hiện đã có nhiều tư thương đến hỏi mua, trả giá 70.000 – 90.000 nghìn đồng/kg nhưng gia đình chưa bán để nuôi thêm một đến hai tháng nữa cho gà chắc, đạt giá cao hơn.

Ông Trần Văn Lợi, Phó Chủ tịch UBND xã Thái Bình cho biết, hiện nay xã có hơn 100 ha diện tích cây ăn quả (nhãn, vải…), vì vậy chăn nuôi gà theo hình thức thả vườn sẽ tận dụng được thức ăn từ tự nhiên hoặc phụ phẩm nông nghiệp như ngô cám, rau xanh nên chất lượng thịt gà thơm, ngon, người tiêu dùng đánh giá cao.

Thành công của mô hình chăn nuôi gà lông màu tại xã Thái Bình là tiền đề để thay đổi tập quán chăn nuôi của người dân, chuyển dần từ cách chăn nuôi gà nhỏ lẻ, truyền thống sang chăn nuôi gà toàn sinh học với quy mô đàn lớn. Bên cạnh đó còn là tiền đề cho địa phương phát triển thương hiệu “gà Thái Bình” trong thời gian tới

Tuy nhiên, hiện nay đầu ra của sản phẩm vẫn đang là bài toán khó với người chăn nuôi. Người dân phải tự tìm các thương lái để tiêu thụ sản phẩm hoặc bán tại các chợ truyền thống nên giá cả thị trường bấp bênh và sản phẩm không được định đúng giá trị. Vì vậy, các cấp các ngành phương cần có những chính sách phát triển rộng mô hình gắn với chuỗi từ sản xuất tới tiêu thụ, để đảm bảo thu nhập cho người dân.

(Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang)

Xem thêm
Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Áp dụng IPHM, 5 sào bưởi cho lợi nhuận tăng thêm hơn 16 triệu đồng

Khánh Hòa Không chỉ giảm chi phí vật tư đầu vào, áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây bưởi còn giúp nông dân tăng lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.