| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả sản xuất giống ngô lai F1

Thứ Ba 19/11/2013 , 10:26 (GMT+7)

Hợp tác xã nông nghiệp Bút Lĩnh, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) và Cty CP TCty Vật tư nông nghiệp Nghệ An đã ký hợp đồng liên minh SX giống ngô lai F1.

Hợp tác xã nông nghiệp Bút Lĩnh, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) và Cty CP TCty Vật tư nông nghiệp Nghệ An đã ký hợp đồng liên minh SX giống ngô lai F1.

Liên minh này rất có điều kiện để thành công vì HTX An Hòa có truyền thống SX ngô, còn TCty VTNN Nghệ An là đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới. Vốn thực hiện liên minh 3,631 tỷ đồng, trong đó nông dân đóng góp 2,18 tỷ, dự án hỗ trợ 1,453 tỷ.

Cách đây 10 năm, từ năm 2003 HTX Bút Lĩnh chủ yếu làm các khâu dịch vụ giống, dịch vụ thủy lợi, vật tư phân bón. Từ khi tham gia liên minh, nông dân được tập huấn kỹ thuật và tuyệt đối tin tưởng vào việc cung ứng dịch vụ của HTX.

Kết quả hoạt động của liên minh là sau khi ký hợp đồng, Ban Chỉ đạo liên minh đã tổ chức thảo luận đào tạo và tiến hành tập huấn kỹ thuật cho nông dân, tổ chức thảo luận ký hợp đồng cung ứng vật tư SX và bao tiêu sản phẩm.


SX ngô LVN14 cho năng suất cao

Cách làm ở đây là xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư SX theo niên hạn từng quý, tức theo quy trình đã được BQL Dự án cạnh tranh nông nghiệp Nghệ An phê duyệt. Theo đó, phía TCty VTNN Nghệ An sẽ xây dựng bảng giá các loại vật tư, chào giá cạnh tranh, phát thư chào giá đến các nhà cung cấp có tiềm năng.

Còn HTX An Hòa có nhiệm vụ lập tổ xét thầu, tiến hành tổ chức xét thầu và trình kết quả xét thầu lên BQL Dự án cạnh tranh nông nghiệp Nghệ An xem xét. HTX An Hòa phải căn cứ kết luận của BQLDA để tiến hành việc mua sắm.

Liên minh đã tiến hành mở khóa tập huấn đào tạo nông dân SX theo quy trình SX giống ngô LVN14 có năng suất cao (3 lớp), tổ chức tham gia hội thảo liên minh và tổ chức cho nông dân tham quan học tập kinh nghiệm của một số tỉnh phía Nam.

Tiếp theo là tổ chức mua sắm, cung ứng các loại vật tư nông nghiệp, vật liệu trang bị cho nông dân thực hiện các nội dung đã ký trong hợp đồng liên minh. Số lượng mua sắm gồm 4 máy cày bừa loại nhỏ, 1 máy bơm nước 250 m3/h, 4 máy bơm thuốc, 144 máy bơm sâu bằng inox.

Giống ngô bố mẹ cung ứng 3 đợt. Những loại vật tư khác cũng được cung ứng 3 đợt gồm các loại phân NPK 8.10.3, phân đạm, kali, phân vi sinh. Riêng thuốc BVTV cung ứng đủ dùng cho 130 ha ngô.

Phía HTX An Hòa đã trực tiếp đôn đốc các hộ tham gia liên minh và chuẩn bị nguồn vốn phải đóng góp (60%) để thực hiện tốt liên minh, trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hộ tham gia phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật SX nhằm đảm bảo chất lượng, số lượng sản phẩm.

Hằng quý, hằng năm HTX phải có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kinh phí để triển khai kế hoạch liên doanh và báo cáo BQL dự án, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ việc sử dụng nguồn kinh phí được hỗ trợ.

Thời gian thực hiện dự án 2 năm, trong điều kiện mô hình lớn, khối lượng công việc lớn, thời tiết lại khắc nghiệt, bước đầu thực hiện còn nhiều lúng túng. Thế nhưng với tinh thần cao của các tổ, nhóm hộ nông dân cùng với sự hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả của DN, BQL Dự án cạnh tranh nông nghiệp Nghệ An, các ngành, các cấp, liên minh SX giống ngô lai F1 An Hòa đã cơ bản hoàn thành nội dung, kế hoạch được phê duyệt.

Năng suất, sản lượng và chất lượng của giống ngô lai F1 đều tăng và điều quan trọng là đã xây dựng được lòng tin không chỉ đối với xã viên HTX An Hòa mà cả nông dân huyện Quỳnh Lưu. Qua đó tạo được mối quan hệ gắn kết giữa HTX An Hòa với TCty Vật tư nông nghiệp Nghệ An.

Từ thành công của liên minh, Chủ nhiệm HTX An Hòa Đậu Cao Dự đề nghị UBND tỉnh Nghệ An, UBND huyện Quỳnh Lưu cùng các cấp, ngành liên quan đưa việc SX giống ngô lai F1 (LVN14) vào kế hoạch xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Đó cũng là lý do để giúp nông dân SX giống ngô lai F1 tốt hơn, đạt sản lượng, chất lượng cao hơn.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Hà Nội có 124 cơ sở được cấp mã số vùng trồng với 794 ha

Mã số vùng trồng được cho là phương pháp quản lý tận gốc chất lượng nông sản, tuy nhiên câu chuyện thực hiện và giám sát nó hiện vẫn còn nhiều khó khăn.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.