| Hotline: 0983.970.780

Hình ảnh 'thủ phủ tôm' Bạc Liêu, nơi nuôi tôm công nghệ cao bậc nhất

Thứ Năm 28/11/2019 , 09:55 (GMT+7)

Mấy năm gần đây “thủ phủ tôm” Bạc Liêu phát triển mạnh nuôi tôm theo công nghệ cao 4.0 đảm bảo chất lượng cao, có mã số vùng nuôi nên rất thuận lợi xuất khẩu.

Nuôi tôm theo hướng siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cho năng suất cao, chất lượng tốt hơn, giúp nông dân làm giàu.
Mô hình này dần lan tỏa và được tỉnh khuyến khích người dân và doanh nghiệp ứng dụng để thúc đẩy phát triển ngành tôm ở địa phương. Bạc Liêu xứng đáng là “thủ phủ” tôm của cả nước xuất khẩu cho các thị trường thế giới.
Đặc biệt tôm nơi đây được các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc khá lớn.
Sở NN-PTNT Bạc Liêu cho biết, tổng diện tích nuôi tôm 140.000ha, trong đó nuôi tôm siêu thâm canh 1.845ha, diện tích mặt nước nuôi 185,22ha, với 1.575 ao/ hồ nuôi (1.335 ao lót bạt và 240 hồ nổi tròn).
Ưu điểm của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hồ nổi tròn đạt tỷ lệ sống từ 90 - 95%.
Hạn chế được bệnh dịch xâm nhập vào khu nuôi do hạn chế bơm nước mới trực tiếp từ sông, rạch vào cũng như bơm xả ra môi trường bên ngoài góp phần bảo vệ môi trường.
Hiện nay nhiều nông dân Bạc Liêu đã nuôi thành công tôm thẻ theo công nghệ Biofloc đạt năng suất tốt, bán giá cao hơn thị trường từ 10.000 - 15.000 đồng/kg. Đồng thời nuôi theo hướng sạch và có mã vùng nuôi để truy xuất nguồn gốc.
Ông Lê Anh Xuân, GĐ Cty TNHH SX-TM Trúc Anh (Bạc Liêu) cho biết: Mô hình nuôi tôm theo công nghệ Biofloc được thả nuôi trong nhà lưới với mật độ 1.000 con/m2, nuôi 25 ngày, sau đó thả tôm ra ao nuôi ngoài trời với mật độ từ 120 con/m2.
Đặc biệt nuôi tôm theo công nghệ trên, từ khi thả nuôi đến thu hoạch không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào.
Công nghệ nuôi mới này làm giảm rủi ro và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, ao nuôi cần phải được sục khí đều và liên tục.
Sau 65 ngày nuôi, tôm được thu hoạch với sản lượng khoảng 11 tấn, trên diện tích 4.000 m2. Nuôi tôm theo công nghệ Biofloc phát triển trên nguyên lý duy trì tỷ lệ cacbon/nitơ hợp lý, để vi sinh vật hữu ích phát triển. Đồng thời chúng thúc đẩy quá trình phân hủy dị dưỡng các hợp chất nitơ trong ao nên không cần thay nước trong suốt quá trình nuôi.
Động vật thủy sản nuôi sử dụng sinh khối Biofloc làm thức ăn, do vậy chuyển hóa protein trong thức ăn lên đến 45 - 50% nâng cao mức độ an toàn sinh học, giảm rủi ro, ít lây nhiễm bệnh.
Thống kê 9 tháng đầu năm 2019, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của toàn tỉnh 295.464 tấn, đạt 82,07% kế hoạch, tăng 9,89% so với cùng kỳ.
Trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản là hơn 197.202 tấn (tôm hơn 101.604 tấn, cá và các loại thủy sản khác 95.598 tấn), đạt 81,15% kế hoạch, tăng 17,85% cùng kỳ.
Theo ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, trong thời gian tới địa phương sẽ tập trung xây dựng vùng nuôi trồng ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch.
Phấn đấu đến năm 2020 có 4 vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao trở lên (3 vùng nuôi trồng thủy sản và 1 vùng sản xuất giống thủy sản).
Đến năm 2025, toàn tỉnh Bạc Liêu có 10 vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh đạt 1 tỷ USD.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm