| Hotline: 0983.970.780

Hỗ trợ điện mặt trời đến các hộ Khmer khó khăn tại vùng Bảy Núi

Thứ Năm 13/10/2022 , 08:54 (GMT+7)

An Giang Các hộ Khmer nghèo, cận nghèo, khó khăn ở vùng Bảy Núi (An Giang) được hỗ trợ những tấm pin năng lượng mặt trời lắp trên mái nhà giúp gia đình có đèn chiếu sáng.

Ban quản lý Dự án phát triển năng lượng bền vững tỉnh An Giang phối hợp với GreenID lắp năng lượng mặt trời tại các hộ dân Khmer ở vùng Bảy Núi – An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ban quản lý Dự án phát triển năng lượng bền vững tỉnh An Giang phối hợp với GreenID lắp năng lượng mặt trời tại các hộ dân Khmer ở vùng Bảy Núi – An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đây là chương trình do Ban quản lý Dự án phát triển năng lượng bền vững tỉnh An Giang phối hợp với GreenID triển khai giai đoạn 1 tại 2 huyện miền núi có đông đồng bào Khmer sinh sống tại huyện Tịnh Biên và Tri Tôn.

Ông Chau Sóc Hay (ấp Phước Thọ, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn) được hỗ trợ lắp tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà hơn một năm nay có điện sử dụng mà vui mừng cho biết: Hiện gia đình chỉ có 1 công đất, mùa mưa thì làm lúa còn mùa khô trồng đậu phộng, đậu xanh để lấy đó làm kinh tế cho gia đình. Vợ ông là em liệt sĩ nên được Nhà nước tặng căn nhà tình nghĩa để ở.

Tuy nhiên, căn nhà đến nay đã cũ, xuống cấp, 4 đứa con của ông đã có gia đình riêng nhưng đều nghèo. Do vậy, gia đình không có tiền kéo điện lưới của Nhà nước để sử dụng. May mắn gia đình ông được Dự án của GreenID hỗ trợ 1,5 triệu đồng, ông dành dụm đối ứng thêm 2,5 triệu đồng nữa để lắp tấm năng lượng mặt trời trên mái nhà. Từ đó, gia đình có điện thắp sáng và sử dụng được tivi, quạt máy, xua bớt đi phần nào cái nắng nóng oi bức vào những tháng hạn ở vùng Bảy Núi.

Còn ông Chau Soi (ấp Phước Long, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn) cho hay, nhà ông cũng được hỗ trợ lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời. Gia đình ông có 3 đứa con đã có gia đình ra ở riêng, cuộc sống chủ yếu sống bằng nghề làm thuê. Nhà hiện giờ chỉ có 2 công đất nên cuộc sống của 2 vợ chồng ông rất vất vả. Không có điện, ông Chau Soi phải mua chiếc bình ắc-quy thắp sáng bóng đèn nhỏ trong nhà đỡ tối tăm. Cách đây 1 năm, cán bộ ấp Phước Long giới thiệu dự án lắp đặt điện mặt trời, ông gom góp được 2,1 triệu đồng đối ứng và được hỗ trợ gắn tấm pin năng lượng mặt trời lên mái nhà nhờ vậy có điện thắp sáng.

Chương trình đã mang đến niềm vui biết bao hộ gia đình Khmer khó khăn được có điện năng lượng mặt trời thắp sáng trong gia đình. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chương trình đã mang đến niềm vui biết bao hộ gia đình Khmer khó khăn được có điện năng lượng mặt trời thắp sáng trong gia đình. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà Bồ Kim My, cán bộ khuyến nông xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn cho biết: Ô Lâm là xã có đông đồng bào dân tộc Khmer nhất huyện Tri Tôn (chiếm khoảng 99% dân số là người Khmer), cũng là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo khá cao. Theo thống kê đến cuối năm 2021, cả xã còn khoảng 100 hộ chưa có điện lưới quốc gia sử dụng. Từ năm 2020 đến nay các hộ đồng bào dân tộc Khmer nơi đây được hỗ trợ lắp đặt điện mặt trời từ Dự án “Tăng cường tiếp cận năng lượng cho người nghèo ở các tỉnh ĐBSCL của Việt Nam thông qua ứng dụng các giải pháp năng lượng xanh và bền vững”, do Ban Quản lý Dự án phát triển năng lượng bền vững (Sở NN-PTNT An Giang) phối hợp Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) triển khai tại An Giang. 

Chương trình đã mang đến niềm vui cho biết bao hộ gia đình đồng bào dân tộc Khmer khó khăn có điện năng lượng mặt trời thắp sáng trong gia đình.

Ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết: Dự án Tăng cường tiếp cận năng lượng cho người nghèo ở các tỉnh ĐBSCL của Việt Nam thông qua ứng dụng các giải pháp năng lượng xanh và bền vững, do Ban Quản lý Dự án phát triển năng lượng bền vững tỉnh An Giang phối hợp với GreenID triển khai giai đoạn 1 tại An Giang, rất nhiều hộ Khmer được hưởng lợi.

Dự án đã hỗ trợ lắp đặt trên 1.100 hệ thống pin năng lượng mặt trời độc lập cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn ở vùng chưa có điện lưới tại 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Hệ thống pin được lắp đặt theo hình thức dự án hỗ trợ và đối ứng của hộ dân, giúp các hộ có điện phục vụ sinh hoạt cơ bản (thắp sáng đèn, sử dụng quạt máy).

Từ những kết quả bước đầu này, Ban Quản lý Dự án phát triển năng lượng bền vững tỉnh và GreenID mở rộng dự án giai đoạn 2 (2019-2022) với tên gọi mới là “Giải pháp xanh hỗ trợ tiếp cận năng lượng cho cộng đồng nghèo khu vực ĐBSCL tại tỉnh An Giang”.

Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh An Giang khuyến khích các hộ vùng đồng bào dân tộc Khmer tại vùng Bảy Núi kết hợp mô hình sản xuất nông nghiệp với điện mặt trời khai thác hợp lý lợi thế tự nhiên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh An Giang khuyến khích các hộ vùng đồng bào dân tộc Khmer tại vùng Bảy Núi kết hợp mô hình sản xuất nông nghiệp với điện mặt trời khai thác hợp lý lợi thế tự nhiên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Thọ cho biết thêm, điều kiện của An Giang là 1 tỉnh nông nghiệp có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển điện năng lượng mặt trời nhờ vào cường độ bức xạ mặt trời khá cao (từ 4,7-5,1kWh/m2/ngày), số giờ nắng trong năm hơn 2.400 giờ. Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp An Giang đẩy mạnh khuyến khích đến các hộ dân Khmer tại vùng Bảy Núi kết hợp mô hình sản xuất nông nghiệp với điện mặt trời khai thác hợp lý lợi thế tự nhiên. Đồng thời tăng thu nhập cho nông dân, tăng hiệu quả sản xuất trên diện tích canh tác, hướng đến phát triển sản xuất nông nghiệp xanh, thích ứng biến đổi khí hậu.

Xem thêm
Việt Năm tăng gấp đôi xuất siêu tới thị trường CPTPP

Kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam với thị trường CPTPP năm 2024 ước đạt 102,1 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 2023.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

ThaiBinh Seed trao 100 suất quà Tết cho người nghèo

Công ty TNHH ThaiBinh Seed Miền Trung - Tây Nguyên (Tập đoàn ThaiBinh Seed) vừa tổ chức trao quà cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Bình luận mới nhất