| Hotline: 0983.970.780

Hòa Bình tiêu hủy gần 1.560 con lợn mắc dịch tả lợn châu Phi

Chủ Nhật 14/07/2024 , 22:00 (GMT+7)

Tiêu hủy ở vùng dịch và tiêm phòng vacxin ở vùng bình thường chính là hai hướng mà tỉnh Hòa Bình đang thực hiện để phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.

Xử lý lợn mắc dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: NNVN.

Xử lý lợn mắc dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: NNVN.

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 27/151 xã, phường, thị trấn xảy ra dịch tả lợn Châu Phi, từ đầu năm đến nay đã phải tiêu hủy 1.557 con ở các vùng dịch và đã tiêm trên 4.000 liều vacxin ở các khu vực lợn còn khỏe mạnh. Lực lượng thú y các cấp đã giám sát phát hiện ổ dịch, khi thấy thì thực hiện khoanh vùng dập dịch, đồng thời công bố dịch theo quy định. Ở dưới địa phương các ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh trên động vật tổ chức tiêu hủy lợn bệnh, vệ sinh tiêu độc khử trùng, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn trong vùng dịch và từ vùng dịch ra vùng ngoài, tuyên truyền cho bà con biết để chủ động phối hợp phòng, chống. Nhờ đó mà hiện 7 xã đã công bố hết dịch, 3 ổ dịch đã qua 21 ngày không xuất hiện lợn ốm, chết.

Tuy nhiên trong việc phòng, chống dịch tả lợn châu Phi vẫn còn một số nơi tỏ ra lúng túng và bị động. Lý do chính bởi sự đứt gẫy của hệ thống thú y khi các trạm thú y huyện đã bị sáp nhập vào trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện nên các công tác về tiêm phòng, phát hiện dịch, kiểm soát giết mổ không còn được như trước, các thú y viên cơ sở ở các xã không còn sự tận tụy bởi phụ cấp quá thấp, thậm chí nhiều nơi bỏ trống vì đội ngũ này đã bỏ nghề, đi làm việc khác.

Xem thêm
Nỗi niềm cán bộ thú y: [Bài 2] Phải làm thêm đủ thứ nghề

Khánh Hòa Nhiều cán bộ thú y cơ sở tại Khánh Hòa phải tranh thủ ngày nghỉ, ngoài giờ làm việc để làm thêm bốc vác, phụ hồ, đúc bi bê tông, giao bún… kiếm sống.

Bộ NN-PTNT chỉ thị tăng cường quản lý sức khỏe đất trồng trọt

Bộ NN-PTNT vừa có chỉ thị về tăng cường công tác quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững.

Nông dân Đồng Tháp tiếp cận nhanh với công nghệ số

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp xem chuyển đổi số là động lực, là tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội và mong muốn tạo ra làn sóng mới trong sản xuất nông nghiệp.