| Hotline: 0983.970.780

Hoa tết rợp trời về Thủ đô khoe sắc

Thứ Hai 13/01/2020 , 20:10 (GMT+7)

Thị trường hoa lan phục vụ Tết Canh Tý hết sức đa dạng, từ phân khúc bình dân có giá từ 800 nghìn đồng đến 2 triệu đồng/chậu, đến các loại hoa lan nhập khẩu có giá tới 40 - 50 triệu đồng/chậu.

Ngày 13/1, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) đã chính thức khai mạc Hội chợ Xuân Canh Tý 2020 tại Khu Hội chợ triển lãm, giao dịch kinh tế và thương mại (số 2, đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội). Nổi bật có sự tham gia của đông đảo các gian hàng hoa tết, đặc biệt chiếm áp đảo là mặt hàng hoa lan được sản xuất của các cơ sở trong nước lẫn nhập khẩu.

Tại phiên khai mạc hội chợ Xuân Canh Tý, cơ sở hoa lan Đức Dũng đến từ Đà Lạt (Lâm Đồng) đã mang đến các loại hoa lan hồ điệp
Chủ cơ sở này cho biết, lan hồ điệp phục vụ cho nhu cầu phổ biến của các gia đình được bán với giá từ 2 - 3 triệu đồng/chậu. Phân khúc lan hồ điệp bình dân nhất có giá từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng/chậu.
Gian hàng của cơ sở hoa lan Ngân Hà (Hà Nội) có bán các loại hoa lan hồ điệp đa dạng màu sắc như tím, vàng, trắng. Đại diện cơ sở này cho biết hoa lan hồ điệp được nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong đó, chậu cao giá nhất có giá khoảng 40 triệu đồng, một số thấp hơn có giá xoay quanh 20 triệu đồng/chậu.
Lan hồ điệp nhập khẩu bán tại Hội chợ Xuân Canh Tý trung bình khoảng 200 nghìn đồng/cành. Chậu phổ biến có giá từ 2 - 3 triệu đồng.
Địa lan nhập khẩu từ Thái Lan của một gian hàng có giá cao nhất khoảng 25 triệu đồng/chậu.
Hai cụ già mê mẩn bên chậu lan hồ điệp tím có giá 25 triệu đồng.
Bên cạnh hoa lan chiếm áp đảo về số lượng, một số gian hàng cũng bày bán khá nhiều hoa mai. Mai vàng chuyển từ miền Nam ra bán tại hội chợ với những chậu cao nhất khoảng 25 triệu đồng.

Xem thêm
Đưa vào hoạt động cống ngăn mặn lớn thứ hai tại miền Tây

Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển. Cả nước có 5.167 tổ khuyến nông cộng đồng. Đưa vào hoạt động cống ngăn mặn lớn thứ hai tại miền Tây. Việt Nam có hơn 100 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gừng, nghệ.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Khai thác 'mỏ vàng' từ vựa cỏ bàng Phú Mỹ

Kiên Giang Bảo tồn và phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ nhằm tạo việc làm cho người dân và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.

Nâng cao hiệu quả sản xuất từ các lớp tập huấn, đào tạo nghề

Quảng Ngãi Sau khi tham dự các lớp tập huấn, người dân đã áp dụng các kiến thức, kỹ thuật vào chăn nuôi giúp đem lại hiệu quả cao hơn so với cách sản xuất truyền thống.