| Hotline: 0983.970.780

Hoàn thành di dời lồng bè ở Cát Bà trong năm 2022

Thứ Sáu 07/10/2022 , 12:50 (GMT+7)

Lãnh đạo UBND TP. Hải Phòng chỉ đạo huyện Cát Hải tập trung hoàn thành tháo dỡ, di chuyển lồng bè nuôi trồng thủy sản không đúng quy hoạch tại Cát Bà.

Ông Nguyễn Đức Thọ thị sát để nắm bắt những vướng mắc dẫn đến việc di dời lồng bè diễn ra chậm tại Cát Bà. Ảnh: Đinh Mười.

Ông Nguyễn Đức Thọ thị sát để nắm bắt những vướng mắc dẫn đến việc di dời lồng bè diễn ra chậm tại Cát Bà. Ảnh: Đinh Mười.

Ông Nguyễn Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng vừa trực tiếp thị sát và làm việc với huyện Cát Hải về tình hình tháo dỡ và giải pháp khắc phục mở hướng đi mới về nuôi thủy sản lồng bè trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.

Sau khi kiểm tra thực tế và được địa phương báo cáo, ông Thọ đánh giá tiến độ triển khai tháo dỡ lồng bè theo Nghị quyết HĐND TP. Hải Phòng đã ban hành được UBND huyện Cát Hải tập trung thực hiện nhưng diễn ra còn chậm.

Huyện Cát Hải tiếp tục tập trung cao trong công tác tuyên truyền, vận động các hộ nuôi trồng thủy sản tháo dỡ các cơ sở lồng bè cũng như xác định rõ sản lượng thủy sản còn lại tại các điểm nuôi trồng, phối hợp tốt với các địa phương, sở, ban, ngành thành phố tăng cường tiêu thụ sản phẩm thủy sản cho các hộ.

Bên cạnh đó, địa phương cần vào cuộc quyết liệt hơn, cần chú trọng công tác bảo đảm vệ sinh mặt nước tại các khu vực đã tháo dỡ và cũng rất cần sự đồng thuận, ủng hộ của các hộ nuôi trồng thủy sản.

Việc nuôi thủy sản lồng bè tràn anh, ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái và phát triển du lịch Cát Bà. Ảnh: Đinh Mười.

Việc nuôi thủy sản lồng bè tràn anh, ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái và phát triển du lịch Cát Bà. Ảnh: Đinh Mười.

Song song với tuyên truyền vận động, huyện Cát Hải cũng cần khẩn trương kiểm tra, thiết lập hồ sơ vi phạm hành chính, ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản không đúng quy định. Trong trường hợp không chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính cần hoàn thiện hồ sơ và tổ chức cưỡng chế trong tháng 12/2022.

Về việc bố trí, sắp xếp giao diện tích mặt nước biển ở vị trí mới cho các hộ, ông Nguyễn Đức Thọ giao Sở NN-PTNT Hải Phòng phối hợp với huyện Cát Hải sớm thực hiện việc lấy ý kiến người dân để trình cấp có thẩm quyền ban hành đề án. Trong đó, cần lưu ý việc bố trí cơ sở nuôi trồng thủy sản, đóng mới bè nuôi trồng, cần bảo đảm phát triển bền vững, kết cấu vững chắc, vật liệu thân thiện với môi trường.

Nhiều hộ nuôi cá lồng bè vẫn chưa có tín hiệu sẽ di chuyển dù đã được vận động. Ảnh: Anh Tuấn.

Nhiều hộ nuôi cá lồng bè vẫn chưa có tín hiệu sẽ di chuyển dù đã được vận động. Ảnh: Anh Tuấn.

Theo UBND huyện Cát Hải, tính đến hết ngày 3/10, huyện Cát Hải đã ban hành quyết định phê duyệt phương án hỗ trợ đối với 429/429 hộ nuôi đủ điều kiện hỗ, thực hiện chi trả hỗ trợ tháo dỡ 286/440 hộ (đạt tỷ lệ 65%), thực hiện tháo dỡ 280/440 hộ (đạt tỷ lệ 63,6%).

Về công tác hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, huyện hỗ trợ tiêu thụ khoảng 2.300 tấn thủy sản và đang tiếp tục tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiêu thụ mạnh sản phẩm để đẩy nhanh tiến độ tháo dỡ lồng bè.

Trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà (huyện đảo Cát Hải) có tới 440 cơ sở nuôi trồng thuỷ sản với 516 nhà chòi, 8.216 ô lồng, 58.790 m2 giàn nuôi nhuyễn thể không phù hợp quy hoạch, ảnh hưởng tới môi trường, cảnh quan khu du lịch.

Các cơ sở này tập trung chủ yếu tại các vịnh Cát Bà, vịnh Lan Hạ, vịnh Bến Bèo, vịnh Trà Báu và vịnh Gia Luận để nuôi cá song, cá giò, cá vược, cá chim, cá hồng cùng các loài nhuyễn thể như tu hài, ngao hai vòi, hàu.

Để đáp ứng điều kiện cần thiết để UNESCO công nhận vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới và phát triển bền vững, TP. Hải Phòng đã triển khai thực hiện lộ trình giải tỏa lồng bè nuôi trồng thủy sản trên các vịnh thuộc quần đảo du lịch Cát Bà.

Đảm bảo lợi ích hài hòa trong tháo dỡ, di dời các lồng nuôi trồng thuỷ sản, Hội đồng Nhân dân TP. Hải Phòng đã ban hành nghị quyết cụ thể, nêu rõ, sẽ hỗ trợ đối với các hộ nuôi cá lồng, bè phải di chuyển theo mức hỗ trợ 19.858.000 đồng/1 nhà chòi, mức 4.836.000 đồng/1 ô lồng nuôi cá và hỗ trợ 89.008 đồng/1 m2 giàn nuôi nhuyễn thể.

Với 1.298 nhân khẩu thuộc các cơ sở nuôi trồng thủy sản bị tháo dỡ, thành phố cũng sẽ hỗ trợ mức 6.480.000 đồng/1 nhân khẩu và chính quyền sẽ hỗ trợ, giới thiệu các đơn vị, cá nhân thu mua thủy sản cho người dân.

Dù vậy, qúa trình triển khai, dù các cấp, ngành, địa phương đã nỗ lực nhưng do dịch Covid-19 bùng phát, du lịch gần như đóng cửa và các nhà hàng, khách sạn gần như đóng băng khiến việc tiêu thụ thủy sản bị ứ đọng trong thời gian dài.

Xem thêm
Đổi đời nhờ nuôi ba ba: [Bài 2] Thành triệu phú, tỷ phú

YÊN BÁI Hiện nay ở xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn có gần 500 hộ nuôi ba ba, loài vật đặc sản này đã giúp cho nhiều nông dân đổi đời, trở thành những triệu phú, tỷ phú.

Lĩnh 9 tháng tù treo vì khai thác thủy sản bất hợp pháp

QUẢNG NINH Mặc dù đã bị xử phạt hành chính nhưng Nguyễn Văn Téc vẫn tiếp tục sử dụng kích điện trên tàu cá để khai thác thủy sản tại vùng lõi vịnh Hạ Long.

Nghêu sạch vào nhà máy, ra siêu thị

Năm 2023, HTX thu hoạch nghêu thịt hơn 950 tấn, trong đó cung cấp nghêu sạch cho nhà máy đạt 120 tấn, tổng doanh thu gần 19 tỷ đồng.

Chuyện ghi bên phá Tam Giang [Bài 3]: Những làng chài vắng bóng thanh niên

THỪA THIÊN - HUẾ Về những làng quê bên phá Tam Giang bây giờ, hầu như nhà nào cũng chỉ toàn người già, con trẻ. Hỏi mới biết rằng, thanh niên lớn lên đều tìm đường làm ăn xa.